Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) phối hợp tổ chức hội thảo Phát triển chiến lược tiếp cận cho hệ thống an toàn sinh học có hiệu quả tại Việt Nam.
Theo ông Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cây trồng biến đổi gen, cũng như sản phẩm biến đổi gen nói chung hiện nay Việt Nam chủ yếu mới dừng ở nghiên cứu khảo nghiệm, chưa đi vào sản xuất thực tế. Dự kiến, từ năm 2012 Việt Nam sẽ đưa trồng cây biến đổi gen vào sản xuất.
Viện Di truyền nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết Việt Nam đang khảo nghiệm 7 giống ngô biến đổi gen trên nền các giống ngô lai C919, 30Y87, NK66 có khả năng kháng sâu bộ cánh vảy, sâu đục thân, chống chịu thuốc trừ cỏ...
Theo đó, nội dung khảo nghiện diện rộng bao gồm: đánh giá tác động của cây trồng biến đổi gen đối với đa dạng sinh học và môi trường thông qua điều tra đánh giá đa dạng quần thể sinh vật không chủ đích; đặc điểm nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất; hiệu quả kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ của các giống khảo nghiệm so với cây trồng không biến đổi gen.
Địa điểm khảo nghiệm được thực hiện tại các trại sản xuất, nông trường, trung tâm ở các địa phương Sơn La, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng, nêu rõ những tác dụng tích cực của cây trồng biến đổi gen đã được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc ứng dụng những thành tựu khoa học này vừa là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với các quốc gia, đặc biệt Việt Nam đang bước vào thời kỳ đầu của việc nghiên cứu, ứng dụng cây trồng biến đổi gen.
Để phát triển cây trồng biến đổi gen, điều quan trọng là phải thiết lập hệ thống giám sát, quản lý rủi ro. Chính sách phát triển của Việt Nam là nâng cao năng lực, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm các nước đi trước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. /.
Theo ông Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cây trồng biến đổi gen, cũng như sản phẩm biến đổi gen nói chung hiện nay Việt Nam chủ yếu mới dừng ở nghiên cứu khảo nghiệm, chưa đi vào sản xuất thực tế. Dự kiến, từ năm 2012 Việt Nam sẽ đưa trồng cây biến đổi gen vào sản xuất.
Viện Di truyền nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết Việt Nam đang khảo nghiệm 7 giống ngô biến đổi gen trên nền các giống ngô lai C919, 30Y87, NK66 có khả năng kháng sâu bộ cánh vảy, sâu đục thân, chống chịu thuốc trừ cỏ...
Theo đó, nội dung khảo nghiện diện rộng bao gồm: đánh giá tác động của cây trồng biến đổi gen đối với đa dạng sinh học và môi trường thông qua điều tra đánh giá đa dạng quần thể sinh vật không chủ đích; đặc điểm nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất; hiệu quả kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ của các giống khảo nghiệm so với cây trồng không biến đổi gen.
Địa điểm khảo nghiệm được thực hiện tại các trại sản xuất, nông trường, trung tâm ở các địa phương Sơn La, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng, nêu rõ những tác dụng tích cực của cây trồng biến đổi gen đã được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc ứng dụng những thành tựu khoa học này vừa là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với các quốc gia, đặc biệt Việt Nam đang bước vào thời kỳ đầu của việc nghiên cứu, ứng dụng cây trồng biến đổi gen.
Để phát triển cây trồng biến đổi gen, điều quan trọng là phải thiết lập hệ thống giám sát, quản lý rủi ro. Chính sách phát triển của Việt Nam là nâng cao năng lực, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm các nước đi trước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. /.
Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)