Việt Nam-Lào hợp tác biên soạn, xuất bản từ điển

Sáng 27/3, ở Vientiane, Bộ Giáo dục& Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục Lào tổ chức nghiệm thu "Dự án biên soạn Từ điển Việt-Lào và Lào-Việt."
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 27/3, tại Vientiane, Bộ Giáo dục và Đào tạoViệt Nam và Bộ Giáo dục Lào đã tổ chức nghiệm thu "Dự án biên soạn Từ điểnViệt-Lào và Lào-Việt," với sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học hai nước.

Công trình được biên soạn trong khuôn khổ hợp tác giữa Ủy ban liên Chính phủhai nước Lào và Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam làm chủ đầu tư, Nhàxuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện.

Dự án bắt đầu được thực hiện từ năm 2007, với mục tiêu biên soạn hai cuốn từđiển Việt-Lào và từ điển Lào-Việt dựa trên nguyên tắc từ điển học.

Các nhà nghiên cứu đã biên soạn bộ từ điển rất khoa học như xây dựng bảng từ,phân tích nghĩa, xác định phạm trù từ loại, xác định phạm vi sử dụng, chọn ngữcảnh phù hợp, khoa học giúp cho người Lào và người Việt có điều kiện học tậpnghiên cứu sử dụng tốt ngôn ngữ của nhau; đồng thời giúp các nhà khoa học Làotrên cơ sở Từ điển Lào-Việt có thể xây dựng một bộ từ điển giải thích tiếng Làotheo tinh thần của nguyên tắc từ điển học.

Các nhà khoa học đánh giá bộ tự điển này có tính khoa học, sư phạm và thựctiễn vượt trội so với các bộ từ điển về ngôn ngữ hai nước từ trước đến nay.

Công trình gồm hàng chục nghìn cụm từ, bao gồm các từ ngữ cơ bản, các thuậtngữ khoa học công nghệ thông dụng trong đời sống và trên các phương tiện thôngtin đại chúng, các thành ngữ, tục ngữ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày… đãtạo nên giá trị đích thực và có vai trò to lớn trong việc mở rộng và tăng cườngsự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.

Sau khi được nghiệm thu, bộ từ điển Lào-Việt và Việt-Lào sẽ được xuất bảnchính thức nhằm phục vụ nhân dân, tạo điều kiện để việc hợp tác toàn diện ViệtNam-Lào ngày càng hiệu quả./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đến An Giang chiêm ngưỡng hiện vật văn hoá Óc Eo

Đến An Giang chiêm ngưỡng hiện vật văn hoá Óc Eo

Di tích Quốc gia Óc Eo, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, là nơi lưu giữ những dấu tích của một nền văn hóa khảo cổ quan trọng bậc nhất ở Đồng bằng Nam Bộ, cách đây 2.000 năm.

Di tich Đền Quán Thánh, xây dựng vào những năm đầu khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Hà Nội: Phát hiện thêm 567 di tích sau kiểm kê

Sau khi bổ sung, tổng số di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện là 6.489 di tích; các địa phương có nhiều di tích được đưa vào danh mục kiểm kê là Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín...