Ngày 6/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Tái xác định lợi thế cạnh tranh của Việt Nam thông qua tăng cường khả năng thích ứng trước các rủi ro."
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trong những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những chuyển biến sâu rộng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Quá trình tái cấu trúc kinh tế thế giới, đặc trưng bởi sự chuyển đổi tư duy từ chú trọng tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang phát triển cân bằng và bền vững, từ đó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường khả năng cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững, đồng thời tham gia có hiệu quả vào các liên kết kinh tế quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định công cuộc Đổi mới 25 năm qua đã đưa Việt Nam từ một nền kinh tế kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình với nhiều thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn bộc lộ những vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, tăng trưởng còn theo chiều rộng và chưa thực sự bền vững.
Hướng tới mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trên cơ sở nhận thức về xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và những bài học của 25 năm Đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã xác định nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan Chính phủ, các chuyên gia và giới doanh nghiệp đã tập trung thảo luận một số nội dung như định vị lại năng lực cạnh tranh của Việt Nam, khả năng đàn hồi, thích ứng của Việt Nam trước rủi ro và khuyến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Thông qua trao đổi, các đại biểu cũng đã thống nhất xác định những nhân tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam, các giải pháp góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thời gian tới, những động lực góp phần tạo nên sự gia tăng xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và nền kinh tế nội tại phải đối mặt với nhiều thách thức, cách thức triển khai hiệu quả quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững của Việt Nam.
Trình bày “Báo cáo rủi ro toàn cầu 2013,” đại diện WEF đã đưa ra dự báo về tình trạng chênh lệnh thu nhập và mất cân đối tài chính trong 10 năm tới. Đây cũng là hai rủi ro toàn cầu lớn nhất có nguy cơ đảo ngược thành quả của chiến lược toàn cầu hóa và đe dọa tăng trưởng kinh tế thế giới. Các rủi ro toàn cầu lớn kế tiếp gồm: khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng, nạn tấn công mạng và thiếu hụt nguồn nước sạch.
Các nội dung của hội thảo sẽ cung cấp những ý tưởng cho Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ được tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ từ ngày 23-27/1/2013 với chủ để “Năng động để thích ứng”./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trong những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những chuyển biến sâu rộng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Quá trình tái cấu trúc kinh tế thế giới, đặc trưng bởi sự chuyển đổi tư duy từ chú trọng tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang phát triển cân bằng và bền vững, từ đó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường khả năng cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững, đồng thời tham gia có hiệu quả vào các liên kết kinh tế quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định công cuộc Đổi mới 25 năm qua đã đưa Việt Nam từ một nền kinh tế kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình với nhiều thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn bộc lộ những vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, tăng trưởng còn theo chiều rộng và chưa thực sự bền vững.
Hướng tới mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trên cơ sở nhận thức về xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và những bài học của 25 năm Đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã xác định nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan Chính phủ, các chuyên gia và giới doanh nghiệp đã tập trung thảo luận một số nội dung như định vị lại năng lực cạnh tranh của Việt Nam, khả năng đàn hồi, thích ứng của Việt Nam trước rủi ro và khuyến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Thông qua trao đổi, các đại biểu cũng đã thống nhất xác định những nhân tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam, các giải pháp góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thời gian tới, những động lực góp phần tạo nên sự gia tăng xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và nền kinh tế nội tại phải đối mặt với nhiều thách thức, cách thức triển khai hiệu quả quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển bền vững của Việt Nam.
Trình bày “Báo cáo rủi ro toàn cầu 2013,” đại diện WEF đã đưa ra dự báo về tình trạng chênh lệnh thu nhập và mất cân đối tài chính trong 10 năm tới. Đây cũng là hai rủi ro toàn cầu lớn nhất có nguy cơ đảo ngược thành quả của chiến lược toàn cầu hóa và đe dọa tăng trưởng kinh tế thế giới. Các rủi ro toàn cầu lớn kế tiếp gồm: khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng, nạn tấn công mạng và thiếu hụt nguồn nước sạch.
Các nội dung của hội thảo sẽ cung cấp những ý tưởng cho Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ được tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ từ ngày 23-27/1/2013 với chủ để “Năng động để thích ứng”./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)