Theo Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới Janamitra Devan, Việt Nam đã có cải thiện đáng kể về thứ hạng, trong môi trường kinh doanh 2011, tăng 10 bậc từ vị trí thứ 88 lên thứ 78 .
Thông tin này được đưa ra trong báo cáo Môi trường kinh doanh 2011 tại Hội thảo “Cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Định hướng cải cách từ môi trường kinh doanh 2011” do Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức, chiều 8/11.
Báo cáo này cho thấy, Việt Nam là một trong 10 nền kinh tế có nhiều cải thiện nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh năm 2009-2010. Việt Nam đứng thứ tư trong 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất, nổi bật trên ba lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng.
Việt Nam cũng được xếp hạng cao hơn Trung Quốc đứng thứ 79 và thay thế vị trí thứ 11 của nền kinh tế lớn thứ 2 này trong khu vực.
Trong năm năm qua, Việt Nam là nước có nhiều cải cách thứ hai về quy định kinh doanh ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) với 16 cải thiện về quy định tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh, và là nước năng động nhất trong cải cách thủ tục vay vốn tín dụng, xếp thứ tư trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và thứ 15 trên thế giới về mức độ thuận lợi trong vay vốn.
Đánh giá của IFC chỉ ra rằng Việt Nam tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh bằng cách áp dụng cơ chế “một cửa," kết hợp các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh và đăng ký mã số thuế, bãi bỏ quy định phê duyệt con dấu đã giúp giảm thủ tục, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với nhà và chuyển việc chứng nhận quyền sở hữu nhà cho Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi hơn nữa. Hệ thống thông tin tín dụng được cải thiên, người đi vay được phép kiểm tra báo cáo tín dụng về họ và được quyền sửa lỗi, sai sót của báo cáo.
Làm rõ những cải cách về mặt thể chế của Việt Nam để có được những cải thiện trong môi trường kinh doanh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cho biết cải cách thể chế đã trở thành một xu hướng tất yếu không riêng của Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới, môi trường thể chế tốt là chìa khóa để tăng trưởng mạnh hơn, bền vững hơn và công bằng hơn.
Hiện nay, Chính phủ đang cùng các bộ, ngành khẩn trương sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các phương án đơn giản hóa đã được thông qua. Nhiều nội dung cải cách đã đi vào thực tế cuộc sống, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để thực thi phương án đơn giản hóa của gần 5.000 thủ tục hành chính nói trên, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung 1.017 văn bản của nhiều cấp, nhiều ngành. Nhiều nội dung đơn giản hóa chưa thể đi ngay vào cuộc sống, mặc dù đã được thông qua tại các nghị quyết của chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Bộ trưởng cũng cho biết, thông qua việc thực hiện đề án 30, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong việc cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách thể chế nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một điểm sáng trong khối ASEAN trên lĩnh vực cải cách thể chế.
Việt Nam đã áp dụng thành công nhiều kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực cải cách thể chế với sự vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. Chính phủ Việt Nam quyết tâm duy trì và phát huy các thành quả của đề án 30.
Việc cải cách thể chế, xây dựng chính sách phải toàn diện, bao gồm cả việc đánh giá tác động các quy định trước khi ban hành và việc kiểm soát các quy định trong quá trình thực hiện theo các chỉ tiêu định lượng; chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng tham vấn người dân và doanh nghiệp và quan tâm tới vấn đề tài chính, nguồn lực phục vụ cải cách thể chế.
Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới Janamitra Devan cho rằng mặc dù đã có những cải thiện rất ấn tượng trong thứ hạng cũng như môi trường kinh doanh, nhưng kết quả này vẫn là thấp. Việt Nam còn có thể cải thiện thêm các chỉ số về đóng thuế (thứ hạng 124/183) vì quá trình nộp thuế hiện còn rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Về bảo vệ nhà đầu tư, Việt Nam vẫn nằm trong tốp cuối, là một trong hai quốc gia được điểm 0, xếp hạng 173, tụt một bậc so với năm trước, do vậy cần cải thiện vị trí này bằng việc công khai thông tin, trách nhiệm trong các giao dịch với bên liên quan./.
Thông tin này được đưa ra trong báo cáo Môi trường kinh doanh 2011 tại Hội thảo “Cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Định hướng cải cách từ môi trường kinh doanh 2011” do Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức, chiều 8/11.
Báo cáo này cho thấy, Việt Nam là một trong 10 nền kinh tế có nhiều cải thiện nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh năm 2009-2010. Việt Nam đứng thứ tư trong 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất, nổi bật trên ba lĩnh vực: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng.
Việt Nam cũng được xếp hạng cao hơn Trung Quốc đứng thứ 79 và thay thế vị trí thứ 11 của nền kinh tế lớn thứ 2 này trong khu vực.
Trong năm năm qua, Việt Nam là nước có nhiều cải cách thứ hai về quy định kinh doanh ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) với 16 cải thiện về quy định tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh, và là nước năng động nhất trong cải cách thủ tục vay vốn tín dụng, xếp thứ tư trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và thứ 15 trên thế giới về mức độ thuận lợi trong vay vốn.
Đánh giá của IFC chỉ ra rằng Việt Nam tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh bằng cách áp dụng cơ chế “một cửa," kết hợp các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh và đăng ký mã số thuế, bãi bỏ quy định phê duyệt con dấu đã giúp giảm thủ tục, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với nhà và chuyển việc chứng nhận quyền sở hữu nhà cho Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm cho việc cấp phép xây dựng thuận lợi hơn nữa. Hệ thống thông tin tín dụng được cải thiên, người đi vay được phép kiểm tra báo cáo tín dụng về họ và được quyền sửa lỗi, sai sót của báo cáo.
Làm rõ những cải cách về mặt thể chế của Việt Nam để có được những cải thiện trong môi trường kinh doanh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cho biết cải cách thể chế đã trở thành một xu hướng tất yếu không riêng của Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới, môi trường thể chế tốt là chìa khóa để tăng trưởng mạnh hơn, bền vững hơn và công bằng hơn.
Hiện nay, Chính phủ đang cùng các bộ, ngành khẩn trương sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các phương án đơn giản hóa đã được thông qua. Nhiều nội dung cải cách đã đi vào thực tế cuộc sống, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để thực thi phương án đơn giản hóa của gần 5.000 thủ tục hành chính nói trên, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung 1.017 văn bản của nhiều cấp, nhiều ngành. Nhiều nội dung đơn giản hóa chưa thể đi ngay vào cuộc sống, mặc dù đã được thông qua tại các nghị quyết của chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Bộ trưởng cũng cho biết, thông qua việc thực hiện đề án 30, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong việc cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách thể chế nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một điểm sáng trong khối ASEAN trên lĩnh vực cải cách thể chế.
Việt Nam đã áp dụng thành công nhiều kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực cải cách thể chế với sự vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. Chính phủ Việt Nam quyết tâm duy trì và phát huy các thành quả của đề án 30.
Việc cải cách thể chế, xây dựng chính sách phải toàn diện, bao gồm cả việc đánh giá tác động các quy định trước khi ban hành và việc kiểm soát các quy định trong quá trình thực hiện theo các chỉ tiêu định lượng; chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng tham vấn người dân và doanh nghiệp và quan tâm tới vấn đề tài chính, nguồn lực phục vụ cải cách thể chế.
Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới Janamitra Devan cho rằng mặc dù đã có những cải thiện rất ấn tượng trong thứ hạng cũng như môi trường kinh doanh, nhưng kết quả này vẫn là thấp. Việt Nam còn có thể cải thiện thêm các chỉ số về đóng thuế (thứ hạng 124/183) vì quá trình nộp thuế hiện còn rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Về bảo vệ nhà đầu tư, Việt Nam vẫn nằm trong tốp cuối, là một trong hai quốc gia được điểm 0, xếp hạng 173, tụt một bậc so với năm trước, do vậy cần cải thiện vị trí này bằng việc công khai thông tin, trách nhiệm trong các giao dịch với bên liên quan./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)