Với những nỗ lực thực hiện các chương trình, dự án thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, Việt Nam đã được bạn bè quốc tế công nhận là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Đó là những thông tin tích cực về công tác thực hiện bình đẳng giới được Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Phạm Thị Hải Chuyền thông báo tại Diễn đàn đối thoại chính sách về bình đẳng giới do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 28/2.
Chỉ số bất bình đẳng giới của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và xếp hạng 48/187 quốc gia trên thế giới.
Bộ trưởng Chuyền dẫn kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, việc thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam đã góp phần nâng cao vị trí của người phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội đạt 24,4%, xếp thứ 43/141 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 2 trong 8 nước ASEAN có nghị viện, quốc hội. 40% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ. 24/36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân là nữ. Phái nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm hơn 20%.
Mặt khác, hiện nay tỷ lệ trẻ em gái vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến trường đã đạt 80%. Nữ sinh đại học chiếm 61,6%, thạc sỹ chiếm 30,5%. Năm 2012, trong hơn 1,5 triệu người được tạo việc làm mới, phụ nữ chiếm 48%.
Mặc dù đã có những thành công trong việc đảm bảo bình đẳng giới, các chuyên gia tại diễn đàn cũng nhận định, khoảng cách giới tại Việt Nam vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ở tất cả các cấp, các ngành. Nhận thức về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế. Ngay tại nhiều địa phương, bản thân phụ nữ cũng không biết về các chính sách hay những điều luật đảm bảo quyền lợi của họ.
Vì vậy, các chuyên gia về bình đẳng giới khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường thu thập thông tin về nguyên nhân, hậu quả của các hình thức phân biệt giới, hình thức bạo lực nhằm vào phụ nữ, trẻ em nữ và kết hợp sử dụng dữ liệu theo giới và lứa tuổi để có thể xây dựng, triển khai các luật, chính sách và biện pháp phòng ngừa bất bình đẳng giới một cách phù hợp với thực tế.
Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: “Việt Nam đã và đang quyết tâm thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất thông qua việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tăng cường công tác lồng ghép trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.”
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú UNDP tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: Bạo lực với phụ nữ gây nên những tổn thất to lớn về kinh tế. Ở Việt Nam, theo một một nghiên cứu của Liên hợp quốc, tác động kinh tế của nạn bạo lực gia đình dẫn đến mất năng suất lao động, ước tính thiệt hại về kinh tế tương đương với 1,78% GDP năm 2010. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng luật và chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện tất cả các quyền của phụ nữ./.
Đó là những thông tin tích cực về công tác thực hiện bình đẳng giới được Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Phạm Thị Hải Chuyền thông báo tại Diễn đàn đối thoại chính sách về bình đẳng giới do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 28/2.
Chỉ số bất bình đẳng giới của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và xếp hạng 48/187 quốc gia trên thế giới.
Bộ trưởng Chuyền dẫn kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, việc thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam đã góp phần nâng cao vị trí của người phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội đạt 24,4%, xếp thứ 43/141 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 2 trong 8 nước ASEAN có nghị viện, quốc hội. 40% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ. 24/36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân là nữ. Phái nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm hơn 20%.
Mặt khác, hiện nay tỷ lệ trẻ em gái vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến trường đã đạt 80%. Nữ sinh đại học chiếm 61,6%, thạc sỹ chiếm 30,5%. Năm 2012, trong hơn 1,5 triệu người được tạo việc làm mới, phụ nữ chiếm 48%.
Mặc dù đã có những thành công trong việc đảm bảo bình đẳng giới, các chuyên gia tại diễn đàn cũng nhận định, khoảng cách giới tại Việt Nam vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ở tất cả các cấp, các ngành. Nhận thức về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế. Ngay tại nhiều địa phương, bản thân phụ nữ cũng không biết về các chính sách hay những điều luật đảm bảo quyền lợi của họ.
Vì vậy, các chuyên gia về bình đẳng giới khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường thu thập thông tin về nguyên nhân, hậu quả của các hình thức phân biệt giới, hình thức bạo lực nhằm vào phụ nữ, trẻ em nữ và kết hợp sử dụng dữ liệu theo giới và lứa tuổi để có thể xây dựng, triển khai các luật, chính sách và biện pháp phòng ngừa bất bình đẳng giới một cách phù hợp với thực tế.
Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: “Việt Nam đã và đang quyết tâm thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất thông qua việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tăng cường công tác lồng ghép trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.”
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú UNDP tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: Bạo lực với phụ nữ gây nên những tổn thất to lớn về kinh tế. Ở Việt Nam, theo một một nghiên cứu của Liên hợp quốc, tác động kinh tế của nạn bạo lực gia đình dẫn đến mất năng suất lao động, ước tính thiệt hại về kinh tế tương đương với 1,78% GDP năm 2010. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng luật và chính sách nhằm thúc đẩy thực hiện tất cả các quyền của phụ nữ./.
Hồng Kiều (Vietnam+)