Ngày 23/8, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính quyền địa phương.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh Việt Nam đã và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong quá trình đó, việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là hết sức cần thiết để tìm ra những yếu tố hợp lý và vận dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam.
Ông Motonori Tsuno, trưởng Đại diện JICA khẳng định hiện nay Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy việc xây dựng chính quyền địa phương. Đây cũng là một trong những chủ để phía Nhật Bản rất quan tâm và mong muốn thúc đẩy trong thời gian tới đặc biệt là trong việc xây dựng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Việt Nam.
Ông Tsuno hy vọng Việt Nam sẽ có những cải cách mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng và tổ chức chính quyền địa phương.
Thông qua 4 chủ đề: Tự quản địa phương, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương; mối quan hệ giữ cơ quan hành chính và hội đồng địa phương; sự tham gia của người dân; thành phố chỉ định, các đại biểu dự Hội thảo đã thảo luận, trao đổi các vấn đề về thực trạng và yêu cầu đối mới chính quyền địa phương ở Việt Nam, việc chia sẻ mô hình quản trị địa phương, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia và một số vấn đề khác có liên quan.
Ông Masahide Adachi, Giám đốc phái cử của Bộ Nội vụ và truyền thông, Cục trưởng Cục quan hệ quốc tế Nhật Bản tại Indonesia cho rằng thực trạng là bản thân chính quyền địa phương của các nước cũng có sự khác biệt.
Ở Nhật Bản, chính quyền địa phương Nhật Bản có quyền tự quản mang tính lịch sử từ rất lâu đời. Số lượng cũng như quyền lực của chính quyền địa phương ở Nhật Bản có khả năng tự quản rất lớn và có rất nhiều tổ chức địa phương liên quan chính quyền tự quản đó.
Ở Indonesia, trong Hiến pháp sửa đổi đã đưa ra quy định về cải cách về phân cấp địa phương sau đó tiến hành ngay lập tức trong cả nước. Hiện, tại Indonesia, số lượng cũng như quyền lực của chính quyền địa phương và năng lực tự quản đang được tăng lên. Trong khi đó Thái Lan là mô hình Trung ương tập quyền, mô hình của chính quyền địa phương rất nhỏ và từng bước làm một cách tuần tự. Đây chính là lúc để Chính phủ Việt Nam chọn áp dụng mô hình phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam có 11.879 đơn vị hành chính (63 tỉnh, 098 huyện và 11.118 xã). Cấp chính quyền Nhà nước được tổ chức thành cấp chính quyền Trung ương và 3 cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã). Ở cả 3 cấp chính quyền địa phương đều tổ chức ra các cơ quan chính quyền địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Theo ông Phan Văn Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Bộ Nội vụ, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là: vị trí của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chưa được xác định rõ, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở tất cả các cấp hành chính tương tự nhau là chưa hợp lý, chưa có sự phân biệt tổ chức chính quyền ở đô thị và nông thôn.
Từ tháng 4/2009, Việt Nam đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các vùng miền trong cả nước. Việc thí điểm này nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương trong điều kiện của Việt Nam.
Các đại biểu dự Hội thảo cho rằng trong thời gian tới, cần nghiên cứu tổ chức hợp lý chính quyền địa phương từ việc xác định vị trí, tính chất của từng loại hình đơn vị hành chính đến việc quy định tổ chức, nhiệm vụ, thẩm quyền sao cho phù hợp, phân biệt rõ chức năng quản lý và cơ cấu tổ chức giữa chính quyền đô thị và nông thôn; cải cách mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân: mở rộng thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại quận, huyện, phường...
Một số đại biểu cũng cho rằng cần có sự cải cách mạnh chính quyền địa phương; nghiên cứu xây dựng chính quyền đô thị theo hình thức tự quản; xây dựng các tổ chức thanh tra nhân dân, tổ dân phố, hội người cao tuổi, các tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh; gia tăng quyền giám sát của người dân và các tổ chức tự quản tại địa phương./.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh Việt Nam đã và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong quá trình đó, việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là hết sức cần thiết để tìm ra những yếu tố hợp lý và vận dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam.
Ông Motonori Tsuno, trưởng Đại diện JICA khẳng định hiện nay Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy việc xây dựng chính quyền địa phương. Đây cũng là một trong những chủ để phía Nhật Bản rất quan tâm và mong muốn thúc đẩy trong thời gian tới đặc biệt là trong việc xây dựng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Việt Nam.
Ông Tsuno hy vọng Việt Nam sẽ có những cải cách mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng và tổ chức chính quyền địa phương.
Thông qua 4 chủ đề: Tự quản địa phương, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương; mối quan hệ giữ cơ quan hành chính và hội đồng địa phương; sự tham gia của người dân; thành phố chỉ định, các đại biểu dự Hội thảo đã thảo luận, trao đổi các vấn đề về thực trạng và yêu cầu đối mới chính quyền địa phương ở Việt Nam, việc chia sẻ mô hình quản trị địa phương, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia và một số vấn đề khác có liên quan.
Ông Masahide Adachi, Giám đốc phái cử của Bộ Nội vụ và truyền thông, Cục trưởng Cục quan hệ quốc tế Nhật Bản tại Indonesia cho rằng thực trạng là bản thân chính quyền địa phương của các nước cũng có sự khác biệt.
Ở Nhật Bản, chính quyền địa phương Nhật Bản có quyền tự quản mang tính lịch sử từ rất lâu đời. Số lượng cũng như quyền lực của chính quyền địa phương ở Nhật Bản có khả năng tự quản rất lớn và có rất nhiều tổ chức địa phương liên quan chính quyền tự quản đó.
Ở Indonesia, trong Hiến pháp sửa đổi đã đưa ra quy định về cải cách về phân cấp địa phương sau đó tiến hành ngay lập tức trong cả nước. Hiện, tại Indonesia, số lượng cũng như quyền lực của chính quyền địa phương và năng lực tự quản đang được tăng lên. Trong khi đó Thái Lan là mô hình Trung ương tập quyền, mô hình của chính quyền địa phương rất nhỏ và từng bước làm một cách tuần tự. Đây chính là lúc để Chính phủ Việt Nam chọn áp dụng mô hình phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam có 11.879 đơn vị hành chính (63 tỉnh, 098 huyện và 11.118 xã). Cấp chính quyền Nhà nước được tổ chức thành cấp chính quyền Trung ương và 3 cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã). Ở cả 3 cấp chính quyền địa phương đều tổ chức ra các cơ quan chính quyền địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Theo ông Phan Văn Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Bộ Nội vụ, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là: vị trí của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân chưa được xác định rõ, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở tất cả các cấp hành chính tương tự nhau là chưa hợp lý, chưa có sự phân biệt tổ chức chính quyền ở đô thị và nông thôn.
Từ tháng 4/2009, Việt Nam đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các vùng miền trong cả nước. Việc thí điểm này nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương trong điều kiện của Việt Nam.
Các đại biểu dự Hội thảo cho rằng trong thời gian tới, cần nghiên cứu tổ chức hợp lý chính quyền địa phương từ việc xác định vị trí, tính chất của từng loại hình đơn vị hành chính đến việc quy định tổ chức, nhiệm vụ, thẩm quyền sao cho phù hợp, phân biệt rõ chức năng quản lý và cơ cấu tổ chức giữa chính quyền đô thị và nông thôn; cải cách mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân: mở rộng thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại quận, huyện, phường...
Một số đại biểu cũng cho rằng cần có sự cải cách mạnh chính quyền địa phương; nghiên cứu xây dựng chính quyền đô thị theo hình thức tự quản; xây dựng các tổ chức thanh tra nhân dân, tổ dân phố, hội người cao tuổi, các tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh; gia tăng quyền giám sát của người dân và các tổ chức tự quản tại địa phương./.
Phúc Hằng (TTXVN)