Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị “Tình hình hợp tác giáo dục với Lào và triển khai Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020.”
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã khẳng định, hợp tác về giáo dục đào tạo là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Để tăng cường hơn nữa chất lượng đào tạo cho các lưu học sinh Lào trong thời gian tới, Bộ trưởng đã đề xuất một số chính sách nhằm điều chỉnh những bất cập trong quá trình đào tạo như kéo dài thời gian học tiếng của lưu học sinh Lào; yêu cầu các lưu học sinh Lào không chỉ có trình độ tiếng Việt đáp ứng yêu cầu mà tiến tới phải có cả trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, các trường đại học cũng cần nghiên cứu thành lập khoa dự bị để hỗ trợ, tư vấn cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam; đồng thời lưu tâm hơn nữa đến vấn đề chất lượng, tổ chức quản lý…
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể từ năm 1992, khi Nghị định thư giữa 2 Chính phủ Việt Nam-Lào về hợp tác đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam được ký kết, Việt Nam luôn dành gần 50% tổng số vốn viện trợ không hoàn lại cho Lào để phục vụ công tác đào tạo.
Tính đến cuối tháng 11/2011, số lưu học sinh Lào hiện đang học tập ở Việt Nam là hơn 5.500 người. Nhiều lưu học sinh Lào sau khi trở về nước đã phát huy được năng lực của mình, trở thành cán bộ giữ các cương vị quan trọng trong các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.
Song song với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Lào, 2 bên không ngừng mở rộng sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau với nhiều chương trình hợp tác như xây dựng cơ sở vật chất trường học, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, hỗ trợ chuyên gia và hợp tác nghiên cứu khoa học. Theo phòng Văn hóa-Giáo dục, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, đến thời điểm hiện nay, tổng số lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào là 495 người.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào vẫn chưa cao, việc sắp xếp ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Lào. Nguyên nhân chính là do trình độ tiếng Việt còn hạn chế, học sinh Lào chưa có đủ tài liệu, từ điển Việt-Lào, Lào-Việt để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Đại diện các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học có tiếp nhận lưu học sinh Lào đã kiến nghị cần tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cho nhà trường; những lưu học sinh Lào khi sang Việt Nam học tập cần được lựa chọn bằng thi tuyển kết hợp xét tuyển; nghiên cứu điều chỉnh học bổng cho các lưu học sinh Lào để phù hợp với điều kiện thực tế; đơn giản hóa quy trình, thủ tục tiếp nhận; cho ban hành chương trình khung, giáo trình về đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài thống nhất trên toàn quốc; căn cứ vào thực tế để chỉnh sửa cho phù hợp về quy chế đào tạo người Lào học tập tại Việt Nam để phù hợp với quy chế đào tạo theo hình thức tín chỉ…/.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã khẳng định, hợp tác về giáo dục đào tạo là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Để tăng cường hơn nữa chất lượng đào tạo cho các lưu học sinh Lào trong thời gian tới, Bộ trưởng đã đề xuất một số chính sách nhằm điều chỉnh những bất cập trong quá trình đào tạo như kéo dài thời gian học tiếng của lưu học sinh Lào; yêu cầu các lưu học sinh Lào không chỉ có trình độ tiếng Việt đáp ứng yêu cầu mà tiến tới phải có cả trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, các trường đại học cũng cần nghiên cứu thành lập khoa dự bị để hỗ trợ, tư vấn cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam; đồng thời lưu tâm hơn nữa đến vấn đề chất lượng, tổ chức quản lý…
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể từ năm 1992, khi Nghị định thư giữa 2 Chính phủ Việt Nam-Lào về hợp tác đào tạo cán bộ Lào tại Việt Nam được ký kết, Việt Nam luôn dành gần 50% tổng số vốn viện trợ không hoàn lại cho Lào để phục vụ công tác đào tạo.
Tính đến cuối tháng 11/2011, số lưu học sinh Lào hiện đang học tập ở Việt Nam là hơn 5.500 người. Nhiều lưu học sinh Lào sau khi trở về nước đã phát huy được năng lực của mình, trở thành cán bộ giữ các cương vị quan trọng trong các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.
Song song với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Lào, 2 bên không ngừng mở rộng sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau với nhiều chương trình hợp tác như xây dựng cơ sở vật chất trường học, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, hỗ trợ chuyên gia và hợp tác nghiên cứu khoa học. Theo phòng Văn hóa-Giáo dục, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, đến thời điểm hiện nay, tổng số lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào là 495 người.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào vẫn chưa cao, việc sắp xếp ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Lào. Nguyên nhân chính là do trình độ tiếng Việt còn hạn chế, học sinh Lào chưa có đủ tài liệu, từ điển Việt-Lào, Lào-Việt để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Đại diện các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học có tiếp nhận lưu học sinh Lào đã kiến nghị cần tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cho nhà trường; những lưu học sinh Lào khi sang Việt Nam học tập cần được lựa chọn bằng thi tuyển kết hợp xét tuyển; nghiên cứu điều chỉnh học bổng cho các lưu học sinh Lào để phù hợp với điều kiện thực tế; đơn giản hóa quy trình, thủ tục tiếp nhận; cho ban hành chương trình khung, giáo trình về đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài thống nhất trên toàn quốc; căn cứ vào thực tế để chỉnh sửa cho phù hợp về quy chế đào tạo người Lào học tập tại Việt Nam để phù hợp với quy chế đào tạo theo hình thức tín chỉ…/.
PV (TTXVN/Vietnam+)