Tại Ngày công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản 2011, ông Trần Tuấn Nam, Ủy viên Ban chấp hành Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam-Nhật Bản (VJC) cho biết, khoảng 75% doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam coi Nhật Bản là thị trường chính.
Theo ông Nam, Việt Nam là đối tác gia công xuất khẩu phần mềm lớn thứ ba của Nhật Bản (sau Trung Quốc và Ấn Độ).
Đặc biệt, phía VJC cũng cho rằng, Việt Nam đã trở thành đối tác ưa thích số một của các doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản, vượt qua cả Trung Quốc và Hàn Quốc.
Khảo sát của Hiệp hội người dùng tại Nhật Bản thì cho thấy, hơn 40% doanh nghiệp nước này sẽ tăng đầu tư vào mảng CNTT. 71,1% các doanh nghiệp Nhật Bản đã xuất khẩu gia công phần mềm ra nước ngoài sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trong tương lai.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã hấp dẫn đối tác Nhật Bản như là một thị trường mới. Có tới 20% số doanh nghiệp CNTT Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến mới để phát triển.
Theo các chuyên gia, để đáp ứng và thúc đẩy việc hợp tác trên, vấn đề nhân lực là vô cùng quan trọng. Những khoảng cách về nhân sự khi làm việc với đối tác Nhật Bản chính là vấn đề ngôn ngữ, hiểu biết về môi trường kinh doanh, kỹ năng mềm, nhận thức về chất lượng và việc giao hàng...
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể vượt qua khoảng cách này nếu xác định được rõ ràng vấn đề cũng như nguồn lực nội tại. Hiện, không chỉ nhà trường chú trọng tăng chất lượng sinh viên, mà bản thân doanh nghiệp cũng có những phương pháp để phát triển thành công nguồn nhân lực nội bộ./.
Theo ông Nam, Việt Nam là đối tác gia công xuất khẩu phần mềm lớn thứ ba của Nhật Bản (sau Trung Quốc và Ấn Độ).
Đặc biệt, phía VJC cũng cho rằng, Việt Nam đã trở thành đối tác ưa thích số một của các doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản, vượt qua cả Trung Quốc và Hàn Quốc.
Khảo sát của Hiệp hội người dùng tại Nhật Bản thì cho thấy, hơn 40% doanh nghiệp nước này sẽ tăng đầu tư vào mảng CNTT. 71,1% các doanh nghiệp Nhật Bản đã xuất khẩu gia công phần mềm ra nước ngoài sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trong tương lai.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã hấp dẫn đối tác Nhật Bản như là một thị trường mới. Có tới 20% số doanh nghiệp CNTT Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến mới để phát triển.
Theo các chuyên gia, để đáp ứng và thúc đẩy việc hợp tác trên, vấn đề nhân lực là vô cùng quan trọng. Những khoảng cách về nhân sự khi làm việc với đối tác Nhật Bản chính là vấn đề ngôn ngữ, hiểu biết về môi trường kinh doanh, kỹ năng mềm, nhận thức về chất lượng và việc giao hàng...
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể vượt qua khoảng cách này nếu xác định được rõ ràng vấn đề cũng như nguồn lực nội tại. Hiện, không chỉ nhà trường chú trọng tăng chất lượng sinh viên, mà bản thân doanh nghiệp cũng có những phương pháp để phát triển thành công nguồn nhân lực nội bộ./.
Ngày công nghệ thông tin Nhật Bản do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam-Nhật Bản (VJC) tổ chức diễn ra trong 2 ngày 24-25/11 tại Hà Nội. Chương trình này sẽ bao gồm 2 hội thảo chính về hợp tác giữa doanh nghiệp công nghệ hai nước và việc phát triển nguồn nhân lực cho việc hợp tác lâu dài Việt-Nhật. Cũng tại sự kiện này, phía VINASA đã công bố danh mục nghề ngành phần mềm dịch vụ và CNTT gồm 11 ngạch, 33 phân ngạch và 7 bậc. Đây là một phần của hệ thống xếp bậc nhân sự của ngành này, do VINASA xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Kỹ năng CNTT Nhật Bản và danh mục Chứng chỉ châu Âu về Nghề nghiệp tin học. Khác với hệ thống ngạch bậc do nhà nước quy định, danh mục nghề của VINASA không đi kèm quy định về hệ số lương. Bậc lương cụ thể cho nhân sự sẽ do từng doanh nghiệp tự quyết định. |
Trung Hiền (Vietnam+)