Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Philippines, Benigno S.Apuino III, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp Nhà nước tới Philippines từ 26-28/10/2011.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines trên cương vị Chủ tịch nước và chào xã giao theo thông lệ ASEAN.
Với chuyến thăm này, Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Philippines trên bình diện song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Việt Nam-Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1976. Tháng 11/2002, hai nước đã ký “Khuôn khổ Hợp tác Song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo.” Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Philippines phát triển tốt trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng đều hàng năm. Trong kỳ họp Ủy ban Hợp tác Song phương lần thứ 4 (2005), hai bên đã đề ra mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 2 tỷ USD vào năm 2010. Đến năm 2008 đã đạt 2,2 tỷ USD, năm 2009 đạt gần 2 tỷ USD (do ảnh hưởng của khủng hoảng); năm 2010 đạt 2,4 tỷ USD.
Philippines là một trong số ít nước mà Việt Nam xuất siêu. Từ năm 2008, mỗi năm Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD sang Philippines, lớn nhất trong khối ASEAN, chủ yếu là xuất khẩu gạo. Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Philippines trong nhiều năm qua, chiếm 50-60% kim ngạch xuất khẩu; khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Ngoài gạo, Việt Nam xuất cho Philippines linh kiện điện tử và hàng nông sản và nhập của Philippines chủ yếu là phân bón, máy móc thiết bị phụ tùng, khoáng chất, khí hóa lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng...
Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa hai nước còn khiêm tốn, Việt Nam chưa có dự án nào đầu tư tại Philippines. Tính đến tháng 8/2011, Philippines có 55 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn là 270 triệu USD, đứng thứ 26/92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Hợp tác biển và đại dương là một trong những trụ cột chính trong quan hệ hai nước. Hai bên có cơ chế Nhóm công tác chung về Biển và Đại Dương, họp thường kỳ hàng năm (đã họp 7 kỳ) và vừa được nâng cấp thành Ủy ban Hỗn hợp về Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao) dự kiến họp phiên đầu vào năm 2012.
Từ năm 1963, Việt Nam đã bắt đầu hợp tác với Viện nghiên cứu Lúa quốc tế ở Philippines thông qua hoạt động cử cán bộ đến Viện để thực tập, nghiên cứu. Đến nay đã có 50 giống lúa của Viện được khảo nghiệm và sử dụng trực tiếp ở Việt Nam, trong đó có giống IR64, một giống xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Từ năm 1964-2009, bằng nhiều hình thức khác nhau, Viện đã giúp Việt Nam đào tạo 254 nhà khoa học, trong đó có 55 thạc sỹ và 29 tiến sỹ.
Việt Nam cũng có một số nhà khoa học đã làm việc tại Viện nghiên cứu Lúa quốc tế ở Philippines như giáo sư Võ Tòng Xuân, tiến sỹ Tô Phúc Tường, tiến sỹ Chu Thái Hoành.
Tháng 6/2010, hai bên đã ký Bản Thỏa thuận về Hợp tác Thủy sản để triển khai các hợp tác cụ thể trong lĩnh vực thủy sản và thành lập Ủy ban Hợp tác Nghề cá (7/2011), trong đó nhất trí thiết lập đường dây nóng xử lý vấn đề đánh bắt cá trái phép và hỗ trợ ngư dân.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước, hai bên vừa ký bản Thỏa thuận về Hợp tác Học thuật (10/2010). Những năm qua, số lượng du học sinh Việt Nam sang Philippines ngày càng tăng (học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bằng học bổng hoặc tự túc). Bên cạnh đó, hai bên cũng đã ký một số văn kiện hợp tác chính như Hiệp định Thương mại (1/1978); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư (2/1992); Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Thương mại và Kinh tế Việt Nam-Philippines (2/1992); Thỏa thuận lập Ủy ban Hợp tác Song phương 3/1994); Bản Thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng (10/2010); Bản Thỏa thuận về Hợp tác Thương mại gạo (12/2010)...
Việt Nam và Philippines đã thành lập được Ủy ban Hợp tác Song phương (tháng 3/1994) do Bộ trưởng Ngoại giao chủ trì, đến nay đã họp được 6 phiên, phiên thứ 6 vừa diễn ra tại Hà Nội từ 6-7/10/2011 với nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines, hai bên sẽ kiểm điểm và trao đổi phương hướng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo, văn hóa… nhằm định hướng phát triển đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.
Ngoài ra, hai bên sẽ trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Philippines là quốc gia quần đảo với hơn 7.000 đảo lớn nhỏ, phía Bắc giáp biển Đài Loan, phía Nam cách với Malaysia bởi bờ biển Sulu và Celebes, phía Đông là Thái Bình Dương, phía Tây ngăn cách với Việt Nam bởi Biển Đông (cách miền Trung Việt Nam khoảng 1.500km. Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển còn thấp. GDP đầu người 1.746 USD (2009), 70% dân số dựa vào nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm 23% GDP, sản phẩm chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, càphê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi. Hàng năm, Philippines vẫn phải nhập khẩu lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước (khoảng 2 triệu tấn gạo/năm, trong đó từ Việt Nam là 1,5 -1,7 triệu tấn)./.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines trên cương vị Chủ tịch nước và chào xã giao theo thông lệ ASEAN.
Với chuyến thăm này, Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Philippines trên bình diện song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Việt Nam-Philippines thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1976. Tháng 11/2002, hai nước đã ký “Khuôn khổ Hợp tác Song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo.” Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Philippines phát triển tốt trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng đều hàng năm. Trong kỳ họp Ủy ban Hợp tác Song phương lần thứ 4 (2005), hai bên đã đề ra mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 2 tỷ USD vào năm 2010. Đến năm 2008 đã đạt 2,2 tỷ USD, năm 2009 đạt gần 2 tỷ USD (do ảnh hưởng của khủng hoảng); năm 2010 đạt 2,4 tỷ USD.
Philippines là một trong số ít nước mà Việt Nam xuất siêu. Từ năm 2008, mỗi năm Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD sang Philippines, lớn nhất trong khối ASEAN, chủ yếu là xuất khẩu gạo. Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang Philippines trong nhiều năm qua, chiếm 50-60% kim ngạch xuất khẩu; khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Ngoài gạo, Việt Nam xuất cho Philippines linh kiện điện tử và hàng nông sản và nhập của Philippines chủ yếu là phân bón, máy móc thiết bị phụ tùng, khoáng chất, khí hóa lỏng, xăng dầu, dược phẩm, vật liệu xây dựng...
Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa hai nước còn khiêm tốn, Việt Nam chưa có dự án nào đầu tư tại Philippines. Tính đến tháng 8/2011, Philippines có 55 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn là 270 triệu USD, đứng thứ 26/92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Hợp tác biển và đại dương là một trong những trụ cột chính trong quan hệ hai nước. Hai bên có cơ chế Nhóm công tác chung về Biển và Đại Dương, họp thường kỳ hàng năm (đã họp 7 kỳ) và vừa được nâng cấp thành Ủy ban Hỗn hợp về Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao) dự kiến họp phiên đầu vào năm 2012.
Từ năm 1963, Việt Nam đã bắt đầu hợp tác với Viện nghiên cứu Lúa quốc tế ở Philippines thông qua hoạt động cử cán bộ đến Viện để thực tập, nghiên cứu. Đến nay đã có 50 giống lúa của Viện được khảo nghiệm và sử dụng trực tiếp ở Việt Nam, trong đó có giống IR64, một giống xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Từ năm 1964-2009, bằng nhiều hình thức khác nhau, Viện đã giúp Việt Nam đào tạo 254 nhà khoa học, trong đó có 55 thạc sỹ và 29 tiến sỹ.
Việt Nam cũng có một số nhà khoa học đã làm việc tại Viện nghiên cứu Lúa quốc tế ở Philippines như giáo sư Võ Tòng Xuân, tiến sỹ Tô Phúc Tường, tiến sỹ Chu Thái Hoành.
Tháng 6/2010, hai bên đã ký Bản Thỏa thuận về Hợp tác Thủy sản để triển khai các hợp tác cụ thể trong lĩnh vực thủy sản và thành lập Ủy ban Hợp tác Nghề cá (7/2011), trong đó nhất trí thiết lập đường dây nóng xử lý vấn đề đánh bắt cá trái phép và hỗ trợ ngư dân.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước, hai bên vừa ký bản Thỏa thuận về Hợp tác Học thuật (10/2010). Những năm qua, số lượng du học sinh Việt Nam sang Philippines ngày càng tăng (học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bằng học bổng hoặc tự túc). Bên cạnh đó, hai bên cũng đã ký một số văn kiện hợp tác chính như Hiệp định Thương mại (1/1978); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư (2/1992); Hiệp định thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Thương mại và Kinh tế Việt Nam-Philippines (2/1992); Thỏa thuận lập Ủy ban Hợp tác Song phương 3/1994); Bản Thỏa thuận về Hợp tác Quốc phòng (10/2010); Bản Thỏa thuận về Hợp tác Thương mại gạo (12/2010)...
Việt Nam và Philippines đã thành lập được Ủy ban Hợp tác Song phương (tháng 3/1994) do Bộ trưởng Ngoại giao chủ trì, đến nay đã họp được 6 phiên, phiên thứ 6 vừa diễn ra tại Hà Nội từ 6-7/10/2011 với nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines, hai bên sẽ kiểm điểm và trao đổi phương hướng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo, văn hóa… nhằm định hướng phát triển đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.
Ngoài ra, hai bên sẽ trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Philippines là quốc gia quần đảo với hơn 7.000 đảo lớn nhỏ, phía Bắc giáp biển Đài Loan, phía Nam cách với Malaysia bởi bờ biển Sulu và Celebes, phía Đông là Thái Bình Dương, phía Tây ngăn cách với Việt Nam bởi Biển Đông (cách miền Trung Việt Nam khoảng 1.500km. Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển còn thấp. GDP đầu người 1.746 USD (2009), 70% dân số dựa vào nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm 23% GDP, sản phẩm chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, càphê, thuốc lá, bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi. Hàng năm, Philippines vẫn phải nhập khẩu lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước (khoảng 2 triệu tấn gạo/năm, trong đó từ Việt Nam là 1,5 -1,7 triệu tấn)./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)