Một quan chức thương mại Mỹ vừa nhận định Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vốn đình hoãn lâu nay, có thể kéo dài sang năm 2012, song khẳng định các bên đã đạt được một vài tiến bộ trong sáu tháng qua.
Trong bài diễn văn chuẩn bị trình bày tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ), nhà đàm phán trưởng về buôn bán nông sản của Mỹ, Isi Siddiqui, nêu rõ: "Quan điểm của Mỹ là sẽ không có con đường tắt nào dẫn đến sự thành công của Vòng đàm phán Doha. Hạn chót kết thúc tiến trình này sẽ không được đáp ứng."
Ông Siddiqui tái khẳng định yêu cầu của Mỹ là các nước đang phát triển chủ chốt như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ cần mở cửa thị trường hơn nữa cho các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Quan chức này cũng cảnh báo rằng Quốc hội Mỹ đã bắt đầu tính đến một dự luật nông nghiệp mới để quản lý và kiểm soát các chương trình trợ cấp nông nghiệp, sau khi luật hiện hành sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Ông Siddiqui nhận định các cuộc đàm phán Doha có thể sẽ kéo dài sang năm 2012, đồng thời tuyên bố nếu vào thời điểm đó các bên không đạt được một thỏa thuận nào, Mỹ sẽ tự do tiếp tục chi tiêu cho các chương trình trợ cấp nông nghiệp ở mức giới hạn cho phép, theo hiệp định WTO hiện hành.
Ông nói: "Trừ phi thỏa thuận Doha được hoàn tất từ nay đến mùa Thu 2012, Mỹ sẽ soạn thảo và đưa ra dự luật nông nghiệp mới trên tinh thần các cam kết hiện nay từ Vòng Uruguay."
Vòng đàm phán Doha được khởi động gần chín năm qua, với mục tiêu giúp các nước nghèo phát triển hơn thông qua buôn bán. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng đã đổ vỡ vào tháng 7/2008 và liên tục đi vào ngõ cụt kể từ đó tới nay.
Các thành viên WTO vẫn tranh cãi về công thức giảm trợ cấp nông nghiệp ở những quốc gia giàu như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), để đổi lấy việc cắt giảm thuế nông sản ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Ngoài ra, những bất đồng về các đề xuất mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa chế tạo và dịch vụ trên toàn cầu cũng là nhân tố then chốt đẩy Vòng đàm phán Doha vào bế tắc.
Ông Siddiqui nói thêm các nhà đàm phán đã đạt được một vài tiến bộ đáng kể trong 6 tháng qua khi giải quyết được không ít vấn đề mang tính kỹ thuật.
Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cho hay ông hy vọng Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) vào tháng Mười một tới, sẽ tạo đà mới cho các cuộc đàm phán Doha./.
Trong bài diễn văn chuẩn bị trình bày tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ), nhà đàm phán trưởng về buôn bán nông sản của Mỹ, Isi Siddiqui, nêu rõ: "Quan điểm của Mỹ là sẽ không có con đường tắt nào dẫn đến sự thành công của Vòng đàm phán Doha. Hạn chót kết thúc tiến trình này sẽ không được đáp ứng."
Ông Siddiqui tái khẳng định yêu cầu của Mỹ là các nước đang phát triển chủ chốt như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ cần mở cửa thị trường hơn nữa cho các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.
Quan chức này cũng cảnh báo rằng Quốc hội Mỹ đã bắt đầu tính đến một dự luật nông nghiệp mới để quản lý và kiểm soát các chương trình trợ cấp nông nghiệp, sau khi luật hiện hành sẽ hết hiệu lực vào năm 2012.
Ông Siddiqui nhận định các cuộc đàm phán Doha có thể sẽ kéo dài sang năm 2012, đồng thời tuyên bố nếu vào thời điểm đó các bên không đạt được một thỏa thuận nào, Mỹ sẽ tự do tiếp tục chi tiêu cho các chương trình trợ cấp nông nghiệp ở mức giới hạn cho phép, theo hiệp định WTO hiện hành.
Ông nói: "Trừ phi thỏa thuận Doha được hoàn tất từ nay đến mùa Thu 2012, Mỹ sẽ soạn thảo và đưa ra dự luật nông nghiệp mới trên tinh thần các cam kết hiện nay từ Vòng Uruguay."
Vòng đàm phán Doha được khởi động gần chín năm qua, với mục tiêu giúp các nước nghèo phát triển hơn thông qua buôn bán. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng đã đổ vỡ vào tháng 7/2008 và liên tục đi vào ngõ cụt kể từ đó tới nay.
Các thành viên WTO vẫn tranh cãi về công thức giảm trợ cấp nông nghiệp ở những quốc gia giàu như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), để đổi lấy việc cắt giảm thuế nông sản ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Ngoài ra, những bất đồng về các đề xuất mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa chế tạo và dịch vụ trên toàn cầu cũng là nhân tố then chốt đẩy Vòng đàm phán Doha vào bế tắc.
Ông Siddiqui nói thêm các nhà đàm phán đã đạt được một vài tiến bộ đáng kể trong 6 tháng qua khi giải quyết được không ít vấn đề mang tính kỹ thuật.
Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cho hay ông hy vọng Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) vào tháng Mười một tới, sẽ tạo đà mới cho các cuộc đàm phán Doha./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)