Vụ rơi trực thăng ở Pakistan: Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật

Đại tướng Sohail Aman cho biết chiếc trực thăng rơi khiến hai đại sứ thiệt mạng đã gặp phải lỗi kỹ thuật tại khu vực Naltar và mất quyền kiểm soát trước khi hạ cánh.
Vụ rơi trực thăng ở Pakistan: Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật ảnh 1Các binh sỹ Pakistan làm nhiệm vụ tại một bệnh viện quân sự ở Gilgit, nơi các nạn nhân vụ rơi máy bay đang được điều trị ngày 8/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 9/5, người đứng đầu lực lượng Không quân Pakistan, Đại tướng Sohail Aman đã cho rằng lỗi kỹ thuật là nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay quân sự ở miền Bắc Pakistan hôm 8/5 vừa qua khiến hai đại sứ thiệt mạng.

Chiếc máy bay MI-17 do Nga sản xuất, chở các nhà ngoại giao cùng phu nhân, đã bị rơi gần Gilgit Baltistan miền Bắc Pakistan, khiến bảy người thiệt mạng, trong đó có đại sứ Na Uy và Philippines, cùng phu nhân của đại sứ Malaysia và Indonesia. Cả phi công và kỹ thuật viên cũng thiệt mạng sau vụ việc.

Trả lời trên truyền hình, ông Aman cho biết chiếc trực thăng đã gặp phải lỗi kỹ thuật tại khu vực Naltar và mất quyền kiểm soát trước khi hạ cánh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nguyên nhân vụ việc chỉ có thể được làm rõ sau một cuộc điều tra.

Trước đó, ngày 8/5, phiến quân Taliban Pakistan đã thừa nhận bắn hạ trực thăng quân đội tại khu vực Gilgit-Baltistan. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác thực và khu vực Gilgit-Baltistan không phải là sào huyệt của Taliban.

Hiện thi thể các nạn nhân đã được máy bay chuyển về thủ đô Islamabad, trong khi những người bị thương đã được đưa tới một bệnh viện quân sự ở thành phố Rawalpindi.

Bí thư Đối ngoại Pakistan Aizaz Ahmad Chaudhry khẳng định nhà chức trách đang liên hệ chặt chẽ với các đại sứ quán liên quan để chở các thi thể người nước ngoài về quê hương.

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã chia buồn về việc đại sứ Na Uy thiệt mạng trong vụ rơi máy bay. Tuyên bố từ văn phòng thủ tướng nêu rõ: "Toàn bộ Pakistan đều đau buồn trước thảm kịch này và chia sẻ niềm thương tiếc và nỗi đau với người dân Na Uy."

Thủ tướng Sharif cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Malaysia Najib Razak nhằm thể hiện sự tiếc thương trước việc phu nhân của đại sứ Malaysia tử nạn trong vụ việc trên./.Ngày 9/5, người đứng đầu lực lượng Không quân Pakistan, Đại tướng Sohail Aman đã cho rằng lỗi kỹ thuật là nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay quân sự ở miền Bắc Pakistan hôm 8/5 vừa qua khiến hai đại sứ thiệt mạng.

Chiếc máy bay MI-17 do Nga sản xuất, chở các nhà ngoại giao cùng phu nhân, đã bị rơi gần Gilgit Baltistan miền Bắc Pakistan, khiến bảy người thiệt mạng, trong đó có đại sứ Na Uy và Philippines, cùng phu nhân của đại sứ Malaysia và Indonesia. Cả phi công và kỹ thuật viên cũng thiệt mạng sau vụ việc.

Trả lời trên truyền hình, ông Aman cho biết chiếc trực thăng đã gặp phải lỗi kỹ thuật tại khu vực Naltar và mất quyền kiểm soát trước khi hạ cánh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh nguyên nhân vụ việc chỉ có thể được làm rõ sau một cuộc điều tra.

Trước đó, ngày 8/5, phiến quân Taliban Pakistan đã thừa nhận bắn hạ trực thăng quân đội tại khu vực Gilgit-Baltistan. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác thực và khu vực Gilgit-Baltistan không phải là sào huyệt của Taliban.

Hiện thi thể các nạn nhân đã được máy bay chuyển về thủ đô Islamabad, trong khi những người bị thương đã được đưa tới một bệnh viện quân sự ở thành phố Rawalpindi.

Bí thư Đối ngoại Pakistan Aizaz Ahmad Chaudhry khẳng định nhà chức trách đang liên hệ chặt chẽ với các đại sứ quán liên quan để chở các thi thể người nước ngoài về quê hương.

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã chia buồn về việc đại sứ Na Uy thiệt mạng trong vụ rơi máy bay. Tuyên bố từ văn phòng thủ tướng nêu rõ: "Toàn bộ Pakistan đều đau buồn trước thảm kịch này và chia sẻ niềm thương tiếc và nỗi đau với người dân Na Uy."

Thủ tướng Sharif cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Malaysia Najib Razak nhằm thể hiện sự tiếc thương trước việc phu nhân của đại sứ Malaysia tử nạn trong vụ việc trên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục