Chỉ còn 10 ngày nữa phà Cần Thơ (Cụm phà Hậu Giang) sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử gần 100 năm đưa đón khách khi cầu Cần Thơ chính thức thông xe vào 24/4 tới.
Một ngày giữa trưa tháng 4, những chuyến phà vẫn tiếp tục đưa đón khách qua sông, dòng người bộ hành, xe gắn máy, xe ôtô vẫn tấp nập hối hả lên xuống bến. Đội ngũ bảo vệ phà đang cần mẫn hướng dẫn, bảo vệ an toàn từng khách xe xuống phà…
Những hình ảnh quen thuộc như thế sắp không bao giờ còn thấy nữa, dòng sông Hậu nơi đây rồi sẽ vắng những chuyến phà một thời nổi tiếng đã đi vào thi ca, đi vào ký ức bao thế hệ người dân sông nước miền Tây.
Phà Cần Thơ hoàn thành sứ mệnh lịch sử
Bến phà Cần Thơ nằm trên Quốc lộ 1 băng qua sông Hậu rộng 1.840m, nối liền tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Bến phía bờ phía Vĩnh Long đặt tại thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh (nên còn được gọi là bến Bắc hay bến phà Cái Vồn), bờ phía Cần Thơ đặt tại phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.
Hiện nay còn rất ít sách sử ghi lại lai lịch của bến phà Cần Thơ. Theo một tài liệu ghi chép, khoảng năm 1915-1918, thời thực dân Pháp đang chiếm đóng Nam Kỳ, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cho đắp con lộ đá từ Sài Gòn đi Cần Thơ-Rạch Giá.
Đồng thời, trong giai đoạn này, việc xây dựng bến đò Hậu Giang cũng được người Pháp tiến hành. Sau khi bến đò Hậu Giang (Cần Thơ) đi vào hoạt động, đường bộ từ Cần Thơ đi Sóc Trăng, Bạc Liêu hoặc rẽ qua Long Xuyên Châu Đốc cũng được xây đắp và chỉnh trang.
Trong quyển “Cần Thơ Xưa và Nay” của nhà sưu khảo Huỳnh Minh do nhà xuất bản Cánh Bằng (Sài Gòn) xuất bản ngày 20/9/1966 ghi: “Từ Sài Gòn đi Cần Thơ dài 170 cây số ngàn muốn đến địa phận Cần Thơ phải qua hai bến đò Mỹ Thuận và Hậu Giang (tức Phà Cần Thơ)."
Khoảng vào những năm 1950, bến đò Cần Thơ được xây mới mở rộng thành bến phà và thay những chiếc đò bằng sáu chiếc phà loại nhỏ, mui trần, mỗi chiếc chở được vài chục khách bộ hành và hai chiếc xe đò. Cũng từ đây bến đò Hậu Giang đổi tên thành bến phà Cần Thơ thuộc cụm phà Hậu Giang cho đến ngày nay. Đây là bến phà cuối cùng trên Quốc lộ 1A nối liền giao thông từ Bắc vào Nam đến tận mũi Cà Mau.
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 117km quốc lộ chạy qua, tỏa đi đến các tỉnh Nam và Tây Nam sông Hậu nên lượng người lưu thông qua đây rất lớn.
Mấy năm gần đây kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại, du lịch, kinh doanh, buôn bán làm ăn của người dân cũng phát triển theo. Bình quân mỗi ngày có khoảng 60.000 lượt xe hai bánh, 8.000 lượt xe ôtô và 80.000 lượt hành khách qua lại.
Như vậy, gần trăm năm qua, phà Cần Thơ đã đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và trở thành một phần đời sống không thể thiếu của người dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Tâm sự của những người đưa đò
Anh Lê Văn Dương, 52 tuổi, quê ở Hưng Yên, nguyên là thiếu úy Hải quân vùng 3 (Đà Nẵng), chuyển ngành về Phà Cần Thơ từ năm 1985, đã có hơn 25 năm gắn bó với chức trách đội trưởng Đội vượt sông,
Anh có rất nhiều những kỷ niệm trong những ngày mưa gió, mùa nước lũ anh em tập thể đội không quản khó khăn đưa khách vượt sông. Vào những dịp lễ, tết lượng khách đổ về quá đông khiến cả ba êkíp của đội vượt sông đều mệt nhoài nhưng vui vì hành khách đều vượt sông an toàn.
Mấy mươi năm qua, (từ 1995 phà hoạt động 24/24 giờ), đội chưa để xảy ra sơ xuất do chủ quan. Chỉ trừ một tai nạn do tài xế không chấp hành quy định trên phà không cài số xe nên đã bị rơi xuống sông thiệt mạng.
Nhưng anh cho biết có một điều rất lạ không giải thích được là khi có một chiếc phà bị hỏng là sau đó y như rằng sẽ có nhiều chiếc khác hỏng theo. Phà nằm dồn lại, lượng xe hai đầu phà đổ về bắt đầu kẹt cứng có khi kéo dài năm bảy cây số.
Không chỉ đội ngũ kỹ thuật viên, thợ sửa máy tàu vất vả mà từ giám đốc Cụm phà cho đến thuyền trưởng, thủy thủ, máy trưởng, thợ máy đều lo quên cả mệt và đói. Có khi 12 giờ đêm mới nhớ là chưa ăn cơm chiều.
Suốt buổi tiếp chuyện, ánh mắt người đội trưởng vẫn không quên dõi theo từng chuyến phà …
Có lẽ đây cũng là tâm trạng của anh Nguyễn Văn Bê, 51 tuổi, quê ở Tiền Giang - thuyền trưởng và anh Đoàn Văn Trị, 44 tuổi, quê ở Nam Định, máy trưởng phà Việt Đan 4. Các anh đang đếm ngược thời gian! Những ngày còn lại trên chiếc phà thân thiết đã mấy mươi năm gắn bó không còn nhiều nữa.
Với người thuyền trưởng tóc pha màu muối tiêu thì có quá nhiều kỷ niệm, dấu ấn khó phai của mấy mươi năm làm người lái phà đưa khách sang sông. Anh tâm sự nghề lái phà đòi hỏi phải tập trung cao độ vì hàng trăm sinh mạng trên phà. Những năm gần đây, lưu lượng xe cộ nhiều hơn, tình trạng kẹt phà thường xuyên xảy ra khiến những người lái phà như anh chịu rất nhiều áp lực.
Mỗi năm có mùa mưa và mùa gió chướng sau tết là vất vả căng thẳng nhất. Bình thường sông Hậu thật hiền hòa nhưng đến mùa mưa nước lũ tràn về, dòng sông chảy xiết, có lúc sóng to, gió lớn, dòng sông như nổi giận khiến việc cập bến của các chuyến phà rất khó khăn, nhất là những chuyến phà ngược gió.
Mỗi khi thời tiết xấu như vậy thường chỉ còn bốn chiêc Phà Việt Đan 1, Việt Đan 2, Việt Đan 4 và Việt Đan 7 hoạt động. Đây là những chiếc phà do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với thiết bị và hệ thống lái hiện đại có hệ thống điều khiển bằng chân vịt cộng với hệ thống lái điện tử, điều khiển nhẹ nhàng hơn chín phà còn lại phải điều khiển bằng bánh lái.
Anh Bê cho biết thêm đồng đội anh có gần 198 người sẽ sang nhận việc mới ở cầu Cần Thơ, 18 người nghỉ hưu theo chế độ, còn anh cùng 23 người sẽ nghỉ theo chế độ của nghị định 110 của Chính phủ. Đặc biệt, có 16 người được chuyển về phà Đầm Cùng (Cà Mau) và 36 người khác gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ không chịu rời sông nước sẽ theo phà chấp hành sự phân công điều động của Bộ Giao thông Vận tải về các bến mới hiện đang rất cần họ...
Còn với máy trưởng Đoàn Văn Trị, cùng tâm trạng tiếc nuối, anh bộc bạch: “Mỗi ngày phải chia tay với hàng trăm ngàn lượt khách, không nghĩ có một ngày mình phải chia tay với chiếc phà thân thiết, giã từ công việc mấy mươi năm qua trở thành niềm vui, lẽ sống, nuôi sống gia đình mình; làm sao khỏi vươn mang tâm trạng bâng khâng tiếc nuối…”
Khách đi phà mỗi người một tâm tư, trong lúc chờ phà sang có tốp người rủ nhau xuống xe chụp vài kiểu ảnh, có hành khách lặng lẽ cất kỹ tấm vé qua phà vào ví để làm kỷ niệm vì biết đây có thể là lần cuối cùng họ được đi trên chuyến phà lịch sử này. Một bến phà nổi tiếng đã sắp kết thúc sứ mệnh lịch sử gần 100 năm đưa đón khách./.
Một ngày giữa trưa tháng 4, những chuyến phà vẫn tiếp tục đưa đón khách qua sông, dòng người bộ hành, xe gắn máy, xe ôtô vẫn tấp nập hối hả lên xuống bến. Đội ngũ bảo vệ phà đang cần mẫn hướng dẫn, bảo vệ an toàn từng khách xe xuống phà…
Những hình ảnh quen thuộc như thế sắp không bao giờ còn thấy nữa, dòng sông Hậu nơi đây rồi sẽ vắng những chuyến phà một thời nổi tiếng đã đi vào thi ca, đi vào ký ức bao thế hệ người dân sông nước miền Tây.
Phà Cần Thơ hoàn thành sứ mệnh lịch sử
Bến phà Cần Thơ nằm trên Quốc lộ 1 băng qua sông Hậu rộng 1.840m, nối liền tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Bến phía bờ phía Vĩnh Long đặt tại thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh (nên còn được gọi là bến Bắc hay bến phà Cái Vồn), bờ phía Cần Thơ đặt tại phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.
Hiện nay còn rất ít sách sử ghi lại lai lịch của bến phà Cần Thơ. Theo một tài liệu ghi chép, khoảng năm 1915-1918, thời thực dân Pháp đang chiếm đóng Nam Kỳ, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cho đắp con lộ đá từ Sài Gòn đi Cần Thơ-Rạch Giá.
Đồng thời, trong giai đoạn này, việc xây dựng bến đò Hậu Giang cũng được người Pháp tiến hành. Sau khi bến đò Hậu Giang (Cần Thơ) đi vào hoạt động, đường bộ từ Cần Thơ đi Sóc Trăng, Bạc Liêu hoặc rẽ qua Long Xuyên Châu Đốc cũng được xây đắp và chỉnh trang.
Trong quyển “Cần Thơ Xưa và Nay” của nhà sưu khảo Huỳnh Minh do nhà xuất bản Cánh Bằng (Sài Gòn) xuất bản ngày 20/9/1966 ghi: “Từ Sài Gòn đi Cần Thơ dài 170 cây số ngàn muốn đến địa phận Cần Thơ phải qua hai bến đò Mỹ Thuận và Hậu Giang (tức Phà Cần Thơ)."
Khoảng vào những năm 1950, bến đò Cần Thơ được xây mới mở rộng thành bến phà và thay những chiếc đò bằng sáu chiếc phà loại nhỏ, mui trần, mỗi chiếc chở được vài chục khách bộ hành và hai chiếc xe đò. Cũng từ đây bến đò Hậu Giang đổi tên thành bến phà Cần Thơ thuộc cụm phà Hậu Giang cho đến ngày nay. Đây là bến phà cuối cùng trên Quốc lộ 1A nối liền giao thông từ Bắc vào Nam đến tận mũi Cà Mau.
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 117km quốc lộ chạy qua, tỏa đi đến các tỉnh Nam và Tây Nam sông Hậu nên lượng người lưu thông qua đây rất lớn.
Mấy năm gần đây kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại, du lịch, kinh doanh, buôn bán làm ăn của người dân cũng phát triển theo. Bình quân mỗi ngày có khoảng 60.000 lượt xe hai bánh, 8.000 lượt xe ôtô và 80.000 lượt hành khách qua lại.
Như vậy, gần trăm năm qua, phà Cần Thơ đã đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và trở thành một phần đời sống không thể thiếu của người dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Tâm sự của những người đưa đò
Anh Lê Văn Dương, 52 tuổi, quê ở Hưng Yên, nguyên là thiếu úy Hải quân vùng 3 (Đà Nẵng), chuyển ngành về Phà Cần Thơ từ năm 1985, đã có hơn 25 năm gắn bó với chức trách đội trưởng Đội vượt sông,
Anh có rất nhiều những kỷ niệm trong những ngày mưa gió, mùa nước lũ anh em tập thể đội không quản khó khăn đưa khách vượt sông. Vào những dịp lễ, tết lượng khách đổ về quá đông khiến cả ba êkíp của đội vượt sông đều mệt nhoài nhưng vui vì hành khách đều vượt sông an toàn.
Mấy mươi năm qua, (từ 1995 phà hoạt động 24/24 giờ), đội chưa để xảy ra sơ xuất do chủ quan. Chỉ trừ một tai nạn do tài xế không chấp hành quy định trên phà không cài số xe nên đã bị rơi xuống sông thiệt mạng.
Nhưng anh cho biết có một điều rất lạ không giải thích được là khi có một chiếc phà bị hỏng là sau đó y như rằng sẽ có nhiều chiếc khác hỏng theo. Phà nằm dồn lại, lượng xe hai đầu phà đổ về bắt đầu kẹt cứng có khi kéo dài năm bảy cây số.
Không chỉ đội ngũ kỹ thuật viên, thợ sửa máy tàu vất vả mà từ giám đốc Cụm phà cho đến thuyền trưởng, thủy thủ, máy trưởng, thợ máy đều lo quên cả mệt và đói. Có khi 12 giờ đêm mới nhớ là chưa ăn cơm chiều.
Suốt buổi tiếp chuyện, ánh mắt người đội trưởng vẫn không quên dõi theo từng chuyến phà …
Có lẽ đây cũng là tâm trạng của anh Nguyễn Văn Bê, 51 tuổi, quê ở Tiền Giang - thuyền trưởng và anh Đoàn Văn Trị, 44 tuổi, quê ở Nam Định, máy trưởng phà Việt Đan 4. Các anh đang đếm ngược thời gian! Những ngày còn lại trên chiếc phà thân thiết đã mấy mươi năm gắn bó không còn nhiều nữa.
Với người thuyền trưởng tóc pha màu muối tiêu thì có quá nhiều kỷ niệm, dấu ấn khó phai của mấy mươi năm làm người lái phà đưa khách sang sông. Anh tâm sự nghề lái phà đòi hỏi phải tập trung cao độ vì hàng trăm sinh mạng trên phà. Những năm gần đây, lưu lượng xe cộ nhiều hơn, tình trạng kẹt phà thường xuyên xảy ra khiến những người lái phà như anh chịu rất nhiều áp lực.
Mỗi năm có mùa mưa và mùa gió chướng sau tết là vất vả căng thẳng nhất. Bình thường sông Hậu thật hiền hòa nhưng đến mùa mưa nước lũ tràn về, dòng sông chảy xiết, có lúc sóng to, gió lớn, dòng sông như nổi giận khiến việc cập bến của các chuyến phà rất khó khăn, nhất là những chuyến phà ngược gió.
Mỗi khi thời tiết xấu như vậy thường chỉ còn bốn chiêc Phà Việt Đan 1, Việt Đan 2, Việt Đan 4 và Việt Đan 7 hoạt động. Đây là những chiếc phà do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với thiết bị và hệ thống lái hiện đại có hệ thống điều khiển bằng chân vịt cộng với hệ thống lái điện tử, điều khiển nhẹ nhàng hơn chín phà còn lại phải điều khiển bằng bánh lái.
Anh Bê cho biết thêm đồng đội anh có gần 198 người sẽ sang nhận việc mới ở cầu Cần Thơ, 18 người nghỉ hưu theo chế độ, còn anh cùng 23 người sẽ nghỉ theo chế độ của nghị định 110 của Chính phủ. Đặc biệt, có 16 người được chuyển về phà Đầm Cùng (Cà Mau) và 36 người khác gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ không chịu rời sông nước sẽ theo phà chấp hành sự phân công điều động của Bộ Giao thông Vận tải về các bến mới hiện đang rất cần họ...
Còn với máy trưởng Đoàn Văn Trị, cùng tâm trạng tiếc nuối, anh bộc bạch: “Mỗi ngày phải chia tay với hàng trăm ngàn lượt khách, không nghĩ có một ngày mình phải chia tay với chiếc phà thân thiết, giã từ công việc mấy mươi năm qua trở thành niềm vui, lẽ sống, nuôi sống gia đình mình; làm sao khỏi vươn mang tâm trạng bâng khâng tiếc nuối…”
Khách đi phà mỗi người một tâm tư, trong lúc chờ phà sang có tốp người rủ nhau xuống xe chụp vài kiểu ảnh, có hành khách lặng lẽ cất kỹ tấm vé qua phà vào ví để làm kỷ niệm vì biết đây có thể là lần cuối cùng họ được đi trên chuyến phà lịch sử này. Một bến phà nổi tiếng đã sắp kết thúc sứ mệnh lịch sử gần 100 năm đưa đón khách./.
Trần Khánh Linh (Vietnam+)