Ngày 15/9, Mexico đã giành thắng lợi một phần trong vụ tranh chấp cá ngừ với Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sau khi WTO ủng hộ khiếu nại của Mexico đối với yêu cầu của Mỹ dán nhãn dolphin-safe trên các sản phẩm cá ngừ là nhằm hạn chế nhập khẩu cá ngừ của nước này vào thị trường Mỹ.
Quyết định này của WTO được cho là sẽ mở đường cho việc nhập khẩu cá ngừ của Mexico vào Mỹ lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua. Năm 1991, Mỹ ban hành quy định bảo vệ cá heo đối với việc đánh bắt cá ngừ.
Theo đó, các nước xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn đánh bắt không ảnh hưởng đến cá heo, các sản phẩm phải hội đủ điều kiện trên mới được dán nhãn dolphin-safe.
Cũng kể từ đó, Mỹ đã ngừng mua cá ngừ của Mexico với lý do kỹ thuật đánh bắt của Mexico đã làm ảnh hưởng tới mật độ cá heo tại khu vực này.
Tuy nhiên, Mexico đã khiếu kiện quy định nói trên của Mỹ lên WTO từ tháng 10/2008, cho rằng các biện pháp của Washington là sự phân biệt đối xử với các sản phẩm của họ nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá ngừ của Mexico vào thị trường Mỹ.
Phán quyết của Ủy ban giải quyết tranh chấp của WTO cho rằng những biện pháp trên của Mỹ không mang tính phân biệt đối xử, song lại nhất trí với Mexico rằng những biện pháp đó mang tính hạn chế buôn bán nhiều hơn là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu bảo vệ cá heo.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Mexico Bruno Ferrari, phán quyết của WTO cho thấy việc đánh bắt cá của Mexico ở Thái Bình Dương là "ổn định và không phải là mối đe dọa đối với cá heo"./.
Quyết định này của WTO được cho là sẽ mở đường cho việc nhập khẩu cá ngừ của Mexico vào Mỹ lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua. Năm 1991, Mỹ ban hành quy định bảo vệ cá heo đối với việc đánh bắt cá ngừ.
Theo đó, các nước xuất khẩu cá ngừ vào thị trường Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn đánh bắt không ảnh hưởng đến cá heo, các sản phẩm phải hội đủ điều kiện trên mới được dán nhãn dolphin-safe.
Cũng kể từ đó, Mỹ đã ngừng mua cá ngừ của Mexico với lý do kỹ thuật đánh bắt của Mexico đã làm ảnh hưởng tới mật độ cá heo tại khu vực này.
Tuy nhiên, Mexico đã khiếu kiện quy định nói trên của Mỹ lên WTO từ tháng 10/2008, cho rằng các biện pháp của Washington là sự phân biệt đối xử với các sản phẩm của họ nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá ngừ của Mexico vào thị trường Mỹ.
Phán quyết của Ủy ban giải quyết tranh chấp của WTO cho rằng những biện pháp trên của Mỹ không mang tính phân biệt đối xử, song lại nhất trí với Mexico rằng những biện pháp đó mang tính hạn chế buôn bán nhiều hơn là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu bảo vệ cá heo.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Mexico Bruno Ferrari, phán quyết của WTO cho thấy việc đánh bắt cá của Mexico ở Thái Bình Dương là "ổn định và không phải là mối đe dọa đối với cá heo"./.
(TTXVN/Vietnam+)