Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ thuộc trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã xác định được ba nguyên nhân dẫn tới nứt, sạt lở bờ sông Lô ở địa phận xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.
Theo báo cáo kết quả điều tra, khảo sát của công ty trên, ba nguyên nhân được xác định là điều kiện địa hình, địa chất và biến đổi khí hậu; tổ hợp việc khai thác nguồn nước của các sông ở phía thượng lưu; việc khai thác cát, sỏi trong khu vực đã làm thay đổi địa hình lòng dẫn (lòng sông) và chế độ dòng chảy của đoạn sông.
Báo cáo nêu rõ, do đoạn sông Lô đoạn qua địa phân xã Sầm Dương cong, bờ lở hướng về phía bờ tả (phía xã Sầm Dương) nên hướng dòng chảy thúc vào làm sói lở lòng và thềm sông. Cùng với đó, do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã làm cho thời tiết những năm gần đây, có nhiều biến đổi bất thường, hạn hán xảy ra trầm trọng làm cho mực nước sông Lô tại khu vực này xuống thấp (cao trình mực nước sông Lô cạn nhất năm 2009 là 5,42m trong khi cao trình mực nước cạn nhất từ năm 1972-2005 là 11,2m).
Hiện tượng này là yếu tố quan trọng làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên của lòng dẫn làm tăng hiện tượng xói lòng dẫn và sạt lở bờ sông, cũng như xuất hiện ba vết lún nứt gần chân đê. Ngoài ra, do tình trạng khô hạn kéo dài dẫn tới Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Thác Bà không có đủ nước vận hành theo đúng quy trình, có giai đoạn chỉ tập trung chạy máy vào một số giờ cao điểm nên làm thay đổi đột ngột về mực nước ở khu vực hạ lưu.
Không những vậy, vào mùa mưa khi mực nước sông Lô đang ở mức cao, các hồ chứa của các nhà máy thủy điện ở thượng lưu lại xả nước với lưu lượng lớn để đảm bảo an toàn cho hồ chứa đã làm ảnh hưởng đến lòng sông và gây ra sạt lở...
Bà Nguyễn Thị Định, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết hiện sở này đang xây dựng biện pháp xử lý "khẩn cấp" và lâu dài để đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Lô trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.
Trước đó (ngày 25/7), VietnamPlus đưa tin gần đây, ở chân đê sông Lô đoạn qua địa phận xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) xuất hiện 3 vết lún nứt bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của tuyến đê này, nhất là mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp.
Cả 3 vết lún nứt này chạy dọc theo thân đê sông Lô và cách thân đê 4 đến 8m. Ngoài 3 điểm lún nứt trên, theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Sầm Dương, trên diện tích đất bãi soi ven sông Lô của 44 hộ dân ở 3 thôn: Hưng Thịnh, Hưng Thành, Lương Thiện còn xuất hiện tình trạng sạt lở, với tổng diện tích đất canh tác bị sạt lở 9.265m2.
Sau khi VietnamPlus thông tin về sự cố xuất hiện 3 vết lún nứt bất thường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang điều tra nguyên nhân sự cố lún nứt trên. Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã hợp đồng với Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ (thuộc trường Đại học Thủy lợi Hà Nội) điều tra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố lún nứt trên./.
Theo báo cáo kết quả điều tra, khảo sát của công ty trên, ba nguyên nhân được xác định là điều kiện địa hình, địa chất và biến đổi khí hậu; tổ hợp việc khai thác nguồn nước của các sông ở phía thượng lưu; việc khai thác cát, sỏi trong khu vực đã làm thay đổi địa hình lòng dẫn (lòng sông) và chế độ dòng chảy của đoạn sông.
Báo cáo nêu rõ, do đoạn sông Lô đoạn qua địa phân xã Sầm Dương cong, bờ lở hướng về phía bờ tả (phía xã Sầm Dương) nên hướng dòng chảy thúc vào làm sói lở lòng và thềm sông. Cùng với đó, do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã làm cho thời tiết những năm gần đây, có nhiều biến đổi bất thường, hạn hán xảy ra trầm trọng làm cho mực nước sông Lô tại khu vực này xuống thấp (cao trình mực nước sông Lô cạn nhất năm 2009 là 5,42m trong khi cao trình mực nước cạn nhất từ năm 1972-2005 là 11,2m).
Hiện tượng này là yếu tố quan trọng làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên của lòng dẫn làm tăng hiện tượng xói lòng dẫn và sạt lở bờ sông, cũng như xuất hiện ba vết lún nứt gần chân đê. Ngoài ra, do tình trạng khô hạn kéo dài dẫn tới Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Thác Bà không có đủ nước vận hành theo đúng quy trình, có giai đoạn chỉ tập trung chạy máy vào một số giờ cao điểm nên làm thay đổi đột ngột về mực nước ở khu vực hạ lưu.
Không những vậy, vào mùa mưa khi mực nước sông Lô đang ở mức cao, các hồ chứa của các nhà máy thủy điện ở thượng lưu lại xả nước với lưu lượng lớn để đảm bảo an toàn cho hồ chứa đã làm ảnh hưởng đến lòng sông và gây ra sạt lở...
Bà Nguyễn Thị Định, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết hiện sở này đang xây dựng biện pháp xử lý "khẩn cấp" và lâu dài để đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Lô trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.
Trước đó (ngày 25/7), VietnamPlus đưa tin gần đây, ở chân đê sông Lô đoạn qua địa phận xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) xuất hiện 3 vết lún nứt bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của tuyến đê này, nhất là mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp.
Cả 3 vết lún nứt này chạy dọc theo thân đê sông Lô và cách thân đê 4 đến 8m. Ngoài 3 điểm lún nứt trên, theo thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Sầm Dương, trên diện tích đất bãi soi ven sông Lô của 44 hộ dân ở 3 thôn: Hưng Thịnh, Hưng Thành, Lương Thiện còn xuất hiện tình trạng sạt lở, với tổng diện tích đất canh tác bị sạt lở 9.265m2.
Sau khi VietnamPlus thông tin về sự cố xuất hiện 3 vết lún nứt bất thường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang điều tra nguyên nhân sự cố lún nứt trên. Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã hợp đồng với Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ (thuộc trường Đại học Thủy lợi Hà Nội) điều tra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố lún nứt trên./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)