Xây dựng quy trình vận hành điều tiết nước mùa cạn

Ngày 11/11, Cục Quản lý tài nguyên nước họp xây dựng quy trình vận hành điều tiết nước mùa cạn hệ thống liên hồ chứa trên sông Hồng.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa khô năm nay thờitiết sẽ có nhiều diễn biến bất thường, do đó ngày 11/11, Cục Quản lý tài nguyênnước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp xây dựng quy trình vận hànhđiều tiết nước mùa cạn hệ thống liên hồ chứa trên sông Hồng, nhằm đảm bảo lưulượng nước sử dụng trong mùa khô.

Hiện các hồ chứa ở miền Bắc như hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, chủyếu là cấp nước sinh hoạt, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và phát điện. Trongkhi đó, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, hồ chứa lượng nước xả trong mùa cạnbị suy giảm, làm gia tăng tình hình cạn kiệt.

Nguyên nhân là do việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước từ trước đến naykhông theo quy hoạch, kế hoạch, khai thác không bền vững; các vấn đề cấp, thoátnước chưa được chú trọng, đặc biệt với các công trình thủy điện chỉ nghiên cứulượng nước để phục vụ phát điện mà chưa quan tâm đến các vấn đề khác. Bên cạnhđó, quy trình vận hành các hồ thủy điện ở miền Bắc chưa thể hiện được nhiệm vụđiều tiết nước ổn định cho mùa cạn và tiêu thoát lũ cho mùa mưa bão.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho rằng cần phải rà soátlại quy hoạch các thủy điện, nghiên cứu kỹ để có đánh giá tác động cụ thể củatừng công trình; có kế hoạch đầu tư, nghiên cứu theo lộ trình, cần tập trungphân tích nhu cầu sử dụng nước ở hạ lưu; nghiên cứu khắc phục những công trìnhđã được xây dựng trước đây để không làm tăng thêm lũ vào mùa mưa, đảm bảo nguồnnước vào mùa kiệt; tăng cường công tác dự báo, đặc biệt tập trung vào công tácquan trắc lưu lượng nước để có kế hoạch phòng chống kịp thời. Bởi vậy, việc xâydựng các quy trình vận hành liên hồ chứa cho cả mùa lũ và mùa kiệt là rất cấpthiết.

Theo đó, dòng chảy tối thiểu phải đảm bảo hệ thủy sinh cho con sông được sống,đảm bảo đủ nước cho việc phát triển các nhu cầu khác như cấp nước tưới, sinhhoạt, công nghiệp, giao thông, du lịch, đẩy mặn làm đầu vào cho bài toán vậnhành liên hồ; đồng thời áp dụng công cụ thống kê và mô hình toán hiện đại để xáclập cơ sở khoa học xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa; phân tích xác địnhcác mối quan hệ giữa các yếu tố thủy văn-thủy lực và yếu tố sinh thái để đưa racách đánh giá chế độ dòng chảy môi trường phù hợp, làm cơ sở cho xây dựng quytrình vận hành liên hồ chứa mùa cạn./.

Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.