Xem xét các giải pháp giảm tác hại thay thế dần thuốc lá điếu

Cách loại trừ nguyên nhân nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, hô hấp, tim mạch, tiểu đường một cách triệt để nhất là cai hoàn toàn thuốc lá, nhưng giải pháp này vẫn chưa khả thi trong nhiều thế kỷ qua.

Khoa học đã xác định việc hút thuốc lá điếu trải qua quá trình đốt cháy nguyên liệu thuốc lá và là nguyên nhân lớn gây ra các bệnh như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tim mạch, ung thư...

Cách giải quyết triệt để nhất là cấm hoàn toàn thuốc lá. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, việc cấm này chưa bao giờ thực hiện được, bởi thói quen hút thuốc đã trở thành một phần của cuộc sống.

Các chuyên gia cho rằng ngày nào hút thuốc lá còn là nhu cầu hợp pháp trên toàn cầu và thuốc lá điếu là ngành hàng được pháp luật công nhận, thì ngày đó còn cần có các biện pháp giảm tác hại để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cũng như từng bước thay thế thuốc lá điếu trước khi người dùng có thể cai bỏ hoàn toàn.

Cơ hội giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do hút thuốc lá

Báo cáo từ Nhóm Nghiên cứu về Quy định Sản phẩm Thuốc lá (TobReg) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) số 989 đã kết luận việc phát triển các sản phẩm thuốc lá mới có khả năng ít gây hại hoặc ít gây nghiện hơn có thể giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật liên quan đến thuốc lá, đặc biệt ở những người hút thuốc chưa thể cai thuốc.

Xem xét các giải pháp giảm tác hại thay thế dần thuốc lá điếu ảnh 1Kết luận từ báo cáo số 989 của nhóm nghiên cứu về Quy định Sản phẩm Thuốc lá của WHO

Vào năm 2000, trong chuyên khảo của WHO về Nâng cao Kiến thức về Quản lý các Sản phẩm Thuốc lá xác định tỷ lệ tử vong ở những người hút thuốc hiện tại có thể giảm đáng kể với hai hướng tiếp cận sau.

Thứ nhất là sử dụng rộng rãi các biện pháp điều trị chứng nghiện thuốc lá, và thứ hai giảm đáng kể sự phơi nhiễm với các thành phần có hại của thuốc lá.

Tại Hội nghị Các bên về Kiểm soát Thuốc lá năm 2018, WHO xác nhận các sản phẩm thuốc lá mới không thải ra khói mà tạo ra khí hơi aerosol có hàm lượng các chất gây hại và tiềm năng gây hại thấp hơn so với thuốc lá điếu.

Thực tế các loại thuốc lá mới đang được dùng khá phổ biến trên thế giới. Hiện có 184/193 nước thành viên của WHO đã đưa thuốc lá làm nóng vào quản lý dưới luật kiểm soát thuốc lá hiện hành.

Quốc gia tiêu thụ thuốc lá làm nóng lớn nhất hiện nay là Nhật Bản đã có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhập viện do bệnh COPD và bệnh tim mạch (IHD) giảm đáng kể sau khi thương mại hoá thuốc lá làm nóng.

Đồng thời, 5 năm sau khi sản phẩm này ra mắt, kết quả Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Nhật Bản cho thấy số lượng người trưởng thành hút thuốc lá điếu đã giảm nhanh chưa từng thấy.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ còn khoảng 12% người trưởng thành ở Nhật Bản hút thuốc lá điếu, con số này vẫn đang tiếp tục giảm.

Trong 15 năm qua, Thụy Điển cũng ghi nhận tỷ lệ hút thuốc trên toàn quốc giảm từ 15% xuống 5,6%. Đây có thể là quốc qua đầu tiên được WHO công nhận là “quốc gia không khói thuốc.”

Hướng tiếp cận của Thụy Điển chính là kết hợp các khuyến nghị trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) của WHO, bao gồm giảm cung và giảm cầu về thuốc lá, cấm hút thuốc ở một số địa điểm.

Tuy nhiên, mô hình này bổ sung một yếu tố quan trọng là chấp nhận các sản phẩm không khói thuốc như những giải pháp thay thế ít tác hại hơn.

Cần biện pháp giảm tác hại khi chưa cai hoàn toàn

Cai thuốc lá có ý nghĩa rất lớn đối với những người hút thuốc mà gia đình có tiền sử các bệnh nguy hiểm như ung thư, hô hấp, tim mạch, tiểu đường...

Nếu họ cai thuốc lá, sau 1 năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm 20-50%; sau 5 năm, nguy cơ đột quỵ giảm tới mức như người cai thuốc sau 5-15 năm. Cai được thuốc lá cũng đồng thời đem lại lợi ích sức khỏe cho người thân trong gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Dù vậy, sau nhiều nỗ lực của ngành y tế trong việc hỗ trợ cai thuốc, tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam và trên toàn cầu gần như không thay đổi. Vì thế, giới chuyên gia cho rằng cần đa dạng các hướng tiếp cận để tiến đến mục tiêu giảm tỷ lệ người hút thuốc.

Theo đó, cai thuốc là giải pháp lý tưởng nhất, nhưng với số đông những người chưa thể cai thì cần được chuyển đổi sang các sản phẩm giảm tác hại hơn thuốc lá điếu.

“Loại bỏ thuốc lá điếu đốt cháy như Thụy Điển sẽ giúp cứu được nhiều mạng sống hơn, cụ thể là 3.400 người dân của quốc gia này hàng năm. Nếu tất cả các nước EU khác noi gương Thụy Điển, 3,5 triệu sinh mạng người dân Châu Âu có thể được cứu sống trong thập kỷ tới," nhận xét từ báo cáo của Health Deplomats.

Xem xét các giải pháp giảm tác hại thay thế dần thuốc lá điếu ảnh 2Thụy Điển là quốc gia thành công trong việc giảm số người hút thuốc bằng các sản phẩm giảm tác hại.

Một quốc gia phát triển khác như New Zealand đã áp dụng quy định cấm bán thuốc lá điếu trọn đời cho người sinh sau năm 2008 nhằm ngăn chặn thế hệ trẻ tiếp cận thuốc lá điếu. Quy định này không áp dụng đối với các sản phẩm giảm tác hại thay thế thuốc lá điếu.

Bộ Y tế nước này cho biết: "Chúng tôi hiểu rằng các sản phẩm hóa hơi nicotine chính là một công cụ quan trọng có khả năng đóng góp vào mục tiêu Không khói thuốc năm 2025 và có thể khắc phục sự chênh lệch đáng kể hiện có”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục