Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Công nghệ Texas ngày 13/9 cho biết một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer - một phát hiện có thể giúp nhiều người có cơ hội sớm phát hiện căn bệnh này.
Tiến sỹ Sid O'Bryant và các đồng nghiệp đã tiến hành các xét nghiệm máu ở một số bệnh nhân và kiểm tra nồng độ của hơn 100 loại protein trong máu, và kết hợp những kết quả này với các thông tin về bệnh nhân, bao gồm cả việc liệu họ có mang một loại gen có nguy cơ cao với bệnh Alzheimer được gọi là APOE4.
Sau đó, kết quả phân tích trên máy tính sẽ cho ra một bảng điểm nguy cơ. Các nhà khoa học tiếp tục kiểm tra điểm nguy cơ này ở những người bị mắc bệnh Alzheimer hoặc không.
Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công trong việc phát hiện những người mắc bệnh Alzheimer là 94%, trong khi đó mức độ chính xác trong việc phân loại những người không bị mắc bệnh này là 84%.
Bước tiếp theo là kiểm tra xem liệu xét nghiệm này có thể dự đoán bệnh nhân nào sẽ phát triển bệnh Alzheimer và đến lúc này mới cần tới phương pháp xét nghiệm tủy sống.
Tiến sỹ O'Bryant nói rằng phương pháp xét nghiệm này đơn giản hơn nhiều. Bất kỳ phòng khám bệnh nào cũng có thể tiến hành, thậm chí các y tá chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng có thể làm được.
Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác... cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Đây là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ tư hiện nay./.
Tiến sỹ Sid O'Bryant và các đồng nghiệp đã tiến hành các xét nghiệm máu ở một số bệnh nhân và kiểm tra nồng độ của hơn 100 loại protein trong máu, và kết hợp những kết quả này với các thông tin về bệnh nhân, bao gồm cả việc liệu họ có mang một loại gen có nguy cơ cao với bệnh Alzheimer được gọi là APOE4.
Sau đó, kết quả phân tích trên máy tính sẽ cho ra một bảng điểm nguy cơ. Các nhà khoa học tiếp tục kiểm tra điểm nguy cơ này ở những người bị mắc bệnh Alzheimer hoặc không.
Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công trong việc phát hiện những người mắc bệnh Alzheimer là 94%, trong khi đó mức độ chính xác trong việc phân loại những người không bị mắc bệnh này là 84%.
Bước tiếp theo là kiểm tra xem liệu xét nghiệm này có thể dự đoán bệnh nhân nào sẽ phát triển bệnh Alzheimer và đến lúc này mới cần tới phương pháp xét nghiệm tủy sống.
Tiến sỹ O'Bryant nói rằng phương pháp xét nghiệm này đơn giản hơn nhiều. Bất kỳ phòng khám bệnh nào cũng có thể tiến hành, thậm chí các y tá chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng có thể làm được.
Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác... cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Đây là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ tư hiện nay./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)