Hơn hai năm trước đây, nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Quảng Ngãi, Kon Tum, Phú Yên... bị kiện vì gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, đến nay tình trạng gây ô nhiễm đã được giải quyết một cách triệt để.
"Phép màu" nằm ở đề tài khoa học có tên “Hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch” do tập thể kỹ sư của Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi nghiên cứu và ứng dụng.
Kỹ sư Lê Ngọc Hinh, Phó phòng kỹ thuật đầu tư và nguyên liệu Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cho biết hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch nhằm tăng khả năng xử lý nước thải, giảm thiểu tối đa ô nhiễm do quá trình xử lý nước thải gây ra, góp phần đáp ứng yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, hệ thống này còn có khả năng thu hồi khí biogas để đốt lò thay thế cho đốt than cấp nhiệt cho công đoạn sấy khô sản phẩm (tinh bột sắn), nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm.
Việc đầu tư thỏa đáng cho hệ thống sẽ thỏa mãn hai yêu cầu chính của cơ chế phát triển sạch theo Nghị định thư Kyoto là thu hồi khí nhà kính (khí CH4) - thành phần chính chiếm từ 60-65% trong khí biogas. Do đó, việc chuyển khí CH4 thành khí CO2 sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Về nguyên nhân khiến tất cả các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trước đây đều gây ô nhiễm môi trường, kỹ sư Lê Ngọc Hinh cho biết khi chưa có hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch, mùi hôi thối của quá trình sản xuất tinh bột sắn sinh ra từ bể lắng cặn và tách protein và từ bể kỵ khí bậc 1 rất lớn. Lượng khí thải phát tán vào bầu khí quyển có một lượng lớn các khí gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu suất phân hủy từ các hồ sinh học không cao nên việc xử lý sau kỵ khí rất khó khăn.
Khi nhà máy tăng công suất, hệ thống hồ sinh học không đáp ứng đủ và xảy ra hiện tượng quá tải của hồ kỵ khí, nước thải đầu ra tại cống thoát vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất tinh bột sắn.
Thêm vào đó, cơ chế hoạt động của hệ thống này cũng khá đơn giản. Toàn bộ hồ chứa nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn được phủ hủ bạt toàn bộ mặt hồ theo nguyên tắc kỵ khí, lắp đặt đường ống bên trong bạt phủ để thu hồi khí biogas sinh ra trong quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước thải.
Quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch tại Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sơn Hải, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy cứ mỗi ngày nhà máy sản xuất 75 tấn sản phẩm sẽ thải ra 2.400m3 nước thải. Toàn bộ lượng nước thải này đưa vào bể chứa Cigar sẽ tạo ra trên 10.300m3 khí biogas.
Việc thu hồi, lưu trữ và sử dụng biogas để đốt lò thay thế cho than đã góp phần rất lớn trong việc làm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch được lắp đặt tại bốn nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi đã tiết kiệm cho công ty mỗi năm hơn 10 tỷ đồng.
Giải pháp này đã đoạt giải nhất toàn tỉnh Quảng Ngãi và đoạt giải ba toàn quốc tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2008-2009./.
"Phép màu" nằm ở đề tài khoa học có tên “Hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch” do tập thể kỹ sư của Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi nghiên cứu và ứng dụng.
Kỹ sư Lê Ngọc Hinh, Phó phòng kỹ thuật đầu tư và nguyên liệu Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cho biết hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch nhằm tăng khả năng xử lý nước thải, giảm thiểu tối đa ô nhiễm do quá trình xử lý nước thải gây ra, góp phần đáp ứng yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, hệ thống này còn có khả năng thu hồi khí biogas để đốt lò thay thế cho đốt than cấp nhiệt cho công đoạn sấy khô sản phẩm (tinh bột sắn), nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm.
Việc đầu tư thỏa đáng cho hệ thống sẽ thỏa mãn hai yêu cầu chính của cơ chế phát triển sạch theo Nghị định thư Kyoto là thu hồi khí nhà kính (khí CH4) - thành phần chính chiếm từ 60-65% trong khí biogas. Do đó, việc chuyển khí CH4 thành khí CO2 sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Về nguyên nhân khiến tất cả các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trước đây đều gây ô nhiễm môi trường, kỹ sư Lê Ngọc Hinh cho biết khi chưa có hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch, mùi hôi thối của quá trình sản xuất tinh bột sắn sinh ra từ bể lắng cặn và tách protein và từ bể kỵ khí bậc 1 rất lớn. Lượng khí thải phát tán vào bầu khí quyển có một lượng lớn các khí gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu suất phân hủy từ các hồ sinh học không cao nên việc xử lý sau kỵ khí rất khó khăn.
Khi nhà máy tăng công suất, hệ thống hồ sinh học không đáp ứng đủ và xảy ra hiện tượng quá tải của hồ kỵ khí, nước thải đầu ra tại cống thoát vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất tinh bột sắn.
Thêm vào đó, cơ chế hoạt động của hệ thống này cũng khá đơn giản. Toàn bộ hồ chứa nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn được phủ hủ bạt toàn bộ mặt hồ theo nguyên tắc kỵ khí, lắp đặt đường ống bên trong bạt phủ để thu hồi khí biogas sinh ra trong quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước thải.
Quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch tại Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sơn Hải, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy cứ mỗi ngày nhà máy sản xuất 75 tấn sản phẩm sẽ thải ra 2.400m3 nước thải. Toàn bộ lượng nước thải này đưa vào bể chứa Cigar sẽ tạo ra trên 10.300m3 khí biogas.
Việc thu hồi, lưu trữ và sử dụng biogas để đốt lò thay thế cho than đã góp phần rất lớn trong việc làm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch được lắp đặt tại bốn nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi đã tiết kiệm cho công ty mỗi năm hơn 10 tỷ đồng.
Giải pháp này đã đoạt giải nhất toàn tỉnh Quảng Ngãi và đoạt giải ba toàn quốc tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2008-2009./.
Đoàn Hữu Trung (Vietnam+)