Ngày 21/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm vụ án “rút ruột” bảo hiểm y tế xảy ra tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) do Lưu Tố Lan (sinh năm 1968) cùng 11 bị cáo khác, nguyên là bác sỹ, nhân viên một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thực hiện.
Các đối tượng đã có hành vi "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản." Đây là vụ án được dư luận quan tâm vì hành vi phạm tội của các bị cáo xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi những người tham gia bảo hiểm y tế, gây thiệt hại tài sản nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xác định Lưu Tố Lan là bác sỹ chuyên khoa 1 của bệnh viện Chợ Rẫy, lợi dụng nhiệm vụ được giao khám bệnh và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân đã móc nối với bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân của bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện khác để họ cung cấp thẻ bảo hiểm y tế của những người có thẻ nhưng không đi khám.
Thông qua những đối tượng này, Lan chi tiền cho các bác sỹ viện tuyến dưới nơi người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để được ký khống giấy chuyển viện đến bệnh viện Chợ Rẫy khám và điều trị.
Mỗi hồ sơ, bị cáo Lan chi cho người cung cấp từ 300.000 đồng - 1,4 triệu đồng. Lan giữ vai trò chủ mưu, kê khống 1.168 đơn thuốc. Số thuốc có được từ những đơn thuốc kê khống này, Lan đem bán cho các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng 2/3 giá thị trường, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 4 tỷ đồng, bản thân hưởng lợi hơn 1 tỷ đồng.
Lưu Thị Liễu (sinh năm 1983, nguyên là Trình dược viên Công ty Dược phẩm Nhật Tiến) đã đưa cho Lan 433 thẻ bảo hiểm y tế và giấy chuyển viện khống để Lan kê 600 đơn thuốc khống, thu lợi gần 120 triệu đồng. Trần Đình Tuy (sinh năm 1969, nguyên bác sỹ bệnh viện quận 7), ký 369 giấy chuyển viện khống của bệnh viện quận 7 để đưa cho Phạm Thị Duyên (sinh năm 1981, làm nghề buôn bán ngoài xã hội) rồi Duyên giao lại cho Lan. Tuy hưởng lợi 70 triệu đồng còn Duyên hưởng 13 triệu đồng.
Mặc dù không thuộc trách nhiệm của mình nhưng Huỳnh Quốc Thái (sinh năm 1960, nguyên là nhân viên khoa Dược, bệnh viện Chợ Rẫy), vẫn nhập máy vi tính và cho số cấp 953 đơn thuốc do bị cáo Lan kê khống để hưởng lợi 191 triệu đồng.
Lưu Quốc Bảo (sinh năm 1972, nguyên bác sỹ Khoa cấp cứu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước), Hoàng Văn Tiến (sinh năm 1983, nguyên bác sỹ Khoa thận nhân tạo, bệnh viện Đa khoa Khu vực Thống Nhất, Đồng Nai), Phạm Minh Hùng (sinh năm 1972, nguyên bác sỹ Khoa nội, bệnh viện Đa khoa Thủ Đức) và Nguyễn Sơn Lâm (sinh năm 1976, nguyên bác sỹ đa khoa bệnh viện Nhi Đồng Nai) đã đưa cho Bùi Xuân Chiến (sinh năm 1981, nguyên Kỹ thuật viên gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Thủ Đức) 88 thẻ bảo hiểm y tế và giấy chuyển viện của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và bệnh viện Đa khoa khu vực Thống Nhất, Đồng Nai rồi Chiến đưa lại cho Liễu và Liễu cung cấp cho Lan, giúp Lan kê 285 đơn thuốc khống. Lâm và Tiến hưởng lợi 20 triệu đồng, Hùng hưởng 3 triệu đồng, Bảo hưởng lợi 8 triệu đồng và Chiến hưởng lợi 19 triệu đồng.
Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1959, nguyên nhân viên khoa Dược bệnh viện Chợ Rẫy) được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc bảo hiểm y tế. Khi thấy các đơn thuốc của Lan, Mai soạn thuốc ngay mà không cần xếp theo thứ tự, khi giao thuốc không kiểm tra xem người nhận thuốc có phải là nguời có tên trên đơn thuốc hay không, không yêu cầu bệnh nhân ký nhận vào đơn thuốc. Thông qua việc làm trái quy định này, Mai hưởng lợi bất chính 120 triệu đồng.
Lưu Thị Thu Ba (sinh năm 1956, nhân viên Khoa răng hàm mặt, bệnh viện Tân Bình) đã đưa 53 thẻ bảo hiểm y tế và giấy chuyển viện khống của Bệnh viện Tân Bình cho Lưu Tố Lan, giúp Lan kê khống 330 đơn thuốc, gây thiệt hại cho nhà nước gần 1 tỷ đồng. Nguyễn Thị Mai hưởng lợi 120 triệu đồng, còn Nguyễn Thị Thu Ba hưởng lợi gần 300 triệu đồng.
Đối với Vũ Đình Toán, người thuê nhà sống chung với Lan như vợ chồng, biết rõ mọi hành vi phạm tội của Lan và cùng Lan tham gia cũng bị khởi tố nhưng không có mặt ở địa phương, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã.
Ngoài ra còn có một số đối tượng, đơn vị liên quan khác nhưng do tính chất mức độ phạm tội, trách nhiệm liên quan chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên chỉ bị xử lí hành chính, kiểm điểm; trong đó có lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc của bản cáo trạng, riêng Lưu Thị Thu Ba vòng vo chối tội. Đại diện Tổ giám định của bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tại bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra lý do thiếu nguồn nhân lực trong khi số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng đông nên việc giám định, kiểm tra hồ sơ bảo hiểm y tế dễ xảy ra sai sót. Sai phạm ở bệnh viện Chợ Rẫy là một bài học cho công tác quản lý của ngành.
Dự kiến, phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 22/4./.
Các đối tượng đã có hành vi "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản." Đây là vụ án được dư luận quan tâm vì hành vi phạm tội của các bị cáo xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi những người tham gia bảo hiểm y tế, gây thiệt hại tài sản nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế.
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xác định Lưu Tố Lan là bác sỹ chuyên khoa 1 của bệnh viện Chợ Rẫy, lợi dụng nhiệm vụ được giao khám bệnh và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân đã móc nối với bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân của bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện khác để họ cung cấp thẻ bảo hiểm y tế của những người có thẻ nhưng không đi khám.
Thông qua những đối tượng này, Lan chi tiền cho các bác sỹ viện tuyến dưới nơi người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để được ký khống giấy chuyển viện đến bệnh viện Chợ Rẫy khám và điều trị.
Mỗi hồ sơ, bị cáo Lan chi cho người cung cấp từ 300.000 đồng - 1,4 triệu đồng. Lan giữ vai trò chủ mưu, kê khống 1.168 đơn thuốc. Số thuốc có được từ những đơn thuốc kê khống này, Lan đem bán cho các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng 2/3 giá thị trường, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 4 tỷ đồng, bản thân hưởng lợi hơn 1 tỷ đồng.
Lưu Thị Liễu (sinh năm 1983, nguyên là Trình dược viên Công ty Dược phẩm Nhật Tiến) đã đưa cho Lan 433 thẻ bảo hiểm y tế và giấy chuyển viện khống để Lan kê 600 đơn thuốc khống, thu lợi gần 120 triệu đồng. Trần Đình Tuy (sinh năm 1969, nguyên bác sỹ bệnh viện quận 7), ký 369 giấy chuyển viện khống của bệnh viện quận 7 để đưa cho Phạm Thị Duyên (sinh năm 1981, làm nghề buôn bán ngoài xã hội) rồi Duyên giao lại cho Lan. Tuy hưởng lợi 70 triệu đồng còn Duyên hưởng 13 triệu đồng.
Mặc dù không thuộc trách nhiệm của mình nhưng Huỳnh Quốc Thái (sinh năm 1960, nguyên là nhân viên khoa Dược, bệnh viện Chợ Rẫy), vẫn nhập máy vi tính và cho số cấp 953 đơn thuốc do bị cáo Lan kê khống để hưởng lợi 191 triệu đồng.
Lưu Quốc Bảo (sinh năm 1972, nguyên bác sỹ Khoa cấp cứu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước), Hoàng Văn Tiến (sinh năm 1983, nguyên bác sỹ Khoa thận nhân tạo, bệnh viện Đa khoa Khu vực Thống Nhất, Đồng Nai), Phạm Minh Hùng (sinh năm 1972, nguyên bác sỹ Khoa nội, bệnh viện Đa khoa Thủ Đức) và Nguyễn Sơn Lâm (sinh năm 1976, nguyên bác sỹ đa khoa bệnh viện Nhi Đồng Nai) đã đưa cho Bùi Xuân Chiến (sinh năm 1981, nguyên Kỹ thuật viên gây mê hồi sức, bệnh viện Đa khoa Thủ Đức) 88 thẻ bảo hiểm y tế và giấy chuyển viện của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và bệnh viện Đa khoa khu vực Thống Nhất, Đồng Nai rồi Chiến đưa lại cho Liễu và Liễu cung cấp cho Lan, giúp Lan kê 285 đơn thuốc khống. Lâm và Tiến hưởng lợi 20 triệu đồng, Hùng hưởng 3 triệu đồng, Bảo hưởng lợi 8 triệu đồng và Chiến hưởng lợi 19 triệu đồng.
Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1959, nguyên nhân viên khoa Dược bệnh viện Chợ Rẫy) được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc bảo hiểm y tế. Khi thấy các đơn thuốc của Lan, Mai soạn thuốc ngay mà không cần xếp theo thứ tự, khi giao thuốc không kiểm tra xem người nhận thuốc có phải là nguời có tên trên đơn thuốc hay không, không yêu cầu bệnh nhân ký nhận vào đơn thuốc. Thông qua việc làm trái quy định này, Mai hưởng lợi bất chính 120 triệu đồng.
Lưu Thị Thu Ba (sinh năm 1956, nhân viên Khoa răng hàm mặt, bệnh viện Tân Bình) đã đưa 53 thẻ bảo hiểm y tế và giấy chuyển viện khống của Bệnh viện Tân Bình cho Lưu Tố Lan, giúp Lan kê khống 330 đơn thuốc, gây thiệt hại cho nhà nước gần 1 tỷ đồng. Nguyễn Thị Mai hưởng lợi 120 triệu đồng, còn Nguyễn Thị Thu Ba hưởng lợi gần 300 triệu đồng.
Đối với Vũ Đình Toán, người thuê nhà sống chung với Lan như vợ chồng, biết rõ mọi hành vi phạm tội của Lan và cùng Lan tham gia cũng bị khởi tố nhưng không có mặt ở địa phương, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã.
Ngoài ra còn có một số đối tượng, đơn vị liên quan khác nhưng do tính chất mức độ phạm tội, trách nhiệm liên quan chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên chỉ bị xử lí hành chính, kiểm điểm; trong đó có lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc của bản cáo trạng, riêng Lưu Thị Thu Ba vòng vo chối tội. Đại diện Tổ giám định của bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tại bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra lý do thiếu nguồn nhân lực trong khi số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng đông nên việc giám định, kiểm tra hồ sơ bảo hiểm y tế dễ xảy ra sai sót. Sai phạm ở bệnh viện Chợ Rẫy là một bài học cho công tác quản lý của ngành.
Dự kiến, phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 22/4./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)