Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) liệu có bị trói chân tại "vũng lầy suy thoái" tới hết năm 2013? Hoặc liệu những thống kê kinh tế mới nhất có thực sự là điềm báo rằng khu vực đồng tiền chung này đang vượt qua giai đoạn khó khăn để tới một ngã rẽ mới?
Đây là những băn khoăn của các chuyên gia phân tích ở thời điểm họ đang nóng lòng chờ đợi số liệu thống kê về thị trường lao động của Eurozone dự kiến được công bố trong những ngày tới, với khả năng xấu nhất là số người thất nghiệp của khu vực vượt ngưỡng 18 triệu.
Cũng giống như các nhà lãnh đạo chính trị của Eurozone, ở một chừng mực nào đó giới phân tích cũng bị “chia rẽ” với những nhận định trái chiều nhau.
Tuy nhiên, tất cả họ đều theo dõi sát sao những thống kê về nhịp độ tăng trưởng và những chỉ số đang ngày càng cho thấy giải pháp “thắt lưng buộc bụng” có thể đem lại “quả ngọt” trong dài hạn.
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo cho hay nhịp độ tăng trưởng của Eurozone chạy lùi trong quý 2/2012, với mức suy giảm 0,2%, thế nhưng khu vực đồng tiền chung này cũng lập kỷ lục về thặng dư thương mại 14,9 tỷ euro (18,4 tỷ USD) và thu về nguồn tiền mặt dồi dào từ xuất khẩu (12,7 tỷ euro) trong tháng 6/2012.
Các cuộc điều tra thương mại sau đó về hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân cũng cho thấy những dấu hiệu trái chiều nhau, với tháng 8/2012 là tháng sụt giảm thứ bảy liên tiếp.
Theo chuyên gia Rob Dobson thuộc công ty nghiên cứu Markit, kết quả tính toán từ Chỉ số quản lý sức mua (PMI) cho thấy Eurozone đang phải đối mặt với khả năng GDP của khối suy giảm 0,5-0,6% trong quý 3/2012.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Eurozone đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái - mà theo định nghĩa là nền kinh tế có hai quý liên tiếp nằm trong vùng âm.
Ông Dobson cảnh báo, Eurozone phải có sức bật mạnh mẽ trong tháng 9 thì mới có thể thay đổi kịch bản suy thoái này.
Hoạt động xuất khẩu - động cơ tăng trưởng của kinh tế Đức - đã bị cài số lùi, cho dù được hưởng lợi thế của đồng euro “mất giá trầm trọng” (như ngôn từ của chuyên gia Julian Callow thuộc Barclays), khi giá trị của đồng tiền này bị “bốc hơi” 8%/năm.
Xu hướng giảm nhập khẩu của Trung Quốc giữ vai trò then chốt chi phối mặt trận xuất khẩu của châu Âu, cho dù hoạt động xuất khẩu trong năm qua của các nền kinh tế yếu hơn ở khu vực Đại Trung Hải đã được cải thiện mạnh.
Theo chuyên gia Julien Manceaux thuộc ING Bank, những thống kê về PMI khẳng định rằng sự sụt giảm GDP của Eurozone trong quý 2/2012 có thể là chặng đầu của quá trình suy thoái về mặt kỹ thuật.
Ngày càng có nhiều số liệu u ám cho thấy con đường tiến tới suy thoái đang mở ra trước mắt Eurozone.
Thế nhưng theo chuyên gia Chrisitan Schulz thuộc ngân hàng Đức Berenberg, bằng việc khắc phục sự mất cân đối bên trong nền kinh tế thông qua các cải cách mang tính cơ cấu và chính sách "thắt lưng buộc bụng" trên diện rộng, 17 nước Eurozone đang ngày một trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
Theo ông Schulz, Mỹ và Nhật Bản, cũng như Anh, có được những thống kê kinh tế “đẹp” hơn vì dựa vào các ngân hàng trung ương để kích thích kinh tế, trong khi lại trì hoãn đưa ra các điều chỉnh “gây đau đớn”.
Còn chuyên gia Holger Schmieding phát biểu rằng dưới hình thức "yêu cho roi vọt" được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo đuổi, chúng ta có thể chứng kiến sự ra đời của một nền kinh tế mạnh hơn, gắn kết hơn, năng động hơn và sự thống nhất về chính trị tại châu Âu.
Marie Diron thuộc Ernst&Young Eurozone Forecast cho biết, “thống kê về PMI ủng hộ quan điểm của chúng tôi rằng trong khi nền kinh tế sẽ giảm tốc, nó không rơi vào vách đá”. Chuyên gia này nhấn mạnh đến tình hình “sức khỏe” được cải thiện của khu vực chế tạo.
Ngay cả Moody, vốn đi đầu trong việc đánh tụt xếp hạng của các nước lớn trong Eurozone kể từ khi cơn bão nợ công của Hy Lạp hoành hành khu vực, cũng nhận định rằng các chính phủ Eurozone đã đạt được “những bước tiến đáng kể.”
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của Moody’s cảnh báo tiến trình chỉnh sửa này may lắm mới chỉ hoàn tất một nửa và nhấn mạnh đến “sự tích lũy của những điểm yếu”, không phải từ các chính phủ mà từ việc chi tiêu quá tay của khu vực tư nhân.
Nếu Hy Lạp chia tay Eurozone vào năm 2013 (như dự đoán của IHS Global Insight và Capital Economics), Eurozone sẽ yếu đi nhưng cũng cứng cỏi hơn để đương đầu với những thách thức phía trước.
Ngay cả tại Anh, một quốc gia không nằm trong khu vực đồng euro, các nhà bình luận uy tín cũng đang gây sức ép với chính phủ về việc nên "đi theo" (cách làm của) Đức.
Một cây bút chủ chốt của nhật báo Daily Telegraph có bài viết Bộ trưởng Tài chính Anh "George Osborne đang nghiên cứu nước Đức đã làm những gì đúng," nhấn mạnh đến những hợp đồng lao động "mini" - cho phép người lao động kiếm 400 euro/tháng mà không phải trả thuế với điều kiện họ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.
Nhật báo trên dự đoán nếu ông Osborne sử dụng "toa thuốc" mà Eurozone được khuyên dùng, thì nền kinh tế sẽ phải "chịu đau" trong ngắn hạn, nhưng chính phủ đương nhiệm sẽ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015./.
Đây là những băn khoăn của các chuyên gia phân tích ở thời điểm họ đang nóng lòng chờ đợi số liệu thống kê về thị trường lao động của Eurozone dự kiến được công bố trong những ngày tới, với khả năng xấu nhất là số người thất nghiệp của khu vực vượt ngưỡng 18 triệu.
Cũng giống như các nhà lãnh đạo chính trị của Eurozone, ở một chừng mực nào đó giới phân tích cũng bị “chia rẽ” với những nhận định trái chiều nhau.
Tuy nhiên, tất cả họ đều theo dõi sát sao những thống kê về nhịp độ tăng trưởng và những chỉ số đang ngày càng cho thấy giải pháp “thắt lưng buộc bụng” có thể đem lại “quả ngọt” trong dài hạn.
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố báo cáo cho hay nhịp độ tăng trưởng của Eurozone chạy lùi trong quý 2/2012, với mức suy giảm 0,2%, thế nhưng khu vực đồng tiền chung này cũng lập kỷ lục về thặng dư thương mại 14,9 tỷ euro (18,4 tỷ USD) và thu về nguồn tiền mặt dồi dào từ xuất khẩu (12,7 tỷ euro) trong tháng 6/2012.
Các cuộc điều tra thương mại sau đó về hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân cũng cho thấy những dấu hiệu trái chiều nhau, với tháng 8/2012 là tháng sụt giảm thứ bảy liên tiếp.
Theo chuyên gia Rob Dobson thuộc công ty nghiên cứu Markit, kết quả tính toán từ Chỉ số quản lý sức mua (PMI) cho thấy Eurozone đang phải đối mặt với khả năng GDP của khối suy giảm 0,5-0,6% trong quý 3/2012.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Eurozone đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái - mà theo định nghĩa là nền kinh tế có hai quý liên tiếp nằm trong vùng âm.
Ông Dobson cảnh báo, Eurozone phải có sức bật mạnh mẽ trong tháng 9 thì mới có thể thay đổi kịch bản suy thoái này.
Hoạt động xuất khẩu - động cơ tăng trưởng của kinh tế Đức - đã bị cài số lùi, cho dù được hưởng lợi thế của đồng euro “mất giá trầm trọng” (như ngôn từ của chuyên gia Julian Callow thuộc Barclays), khi giá trị của đồng tiền này bị “bốc hơi” 8%/năm.
Xu hướng giảm nhập khẩu của Trung Quốc giữ vai trò then chốt chi phối mặt trận xuất khẩu của châu Âu, cho dù hoạt động xuất khẩu trong năm qua của các nền kinh tế yếu hơn ở khu vực Đại Trung Hải đã được cải thiện mạnh.
Theo chuyên gia Julien Manceaux thuộc ING Bank, những thống kê về PMI khẳng định rằng sự sụt giảm GDP của Eurozone trong quý 2/2012 có thể là chặng đầu của quá trình suy thoái về mặt kỹ thuật.
Ngày càng có nhiều số liệu u ám cho thấy con đường tiến tới suy thoái đang mở ra trước mắt Eurozone.
Thế nhưng theo chuyên gia Chrisitan Schulz thuộc ngân hàng Đức Berenberg, bằng việc khắc phục sự mất cân đối bên trong nền kinh tế thông qua các cải cách mang tính cơ cấu và chính sách "thắt lưng buộc bụng" trên diện rộng, 17 nước Eurozone đang ngày một trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
Theo ông Schulz, Mỹ và Nhật Bản, cũng như Anh, có được những thống kê kinh tế “đẹp” hơn vì dựa vào các ngân hàng trung ương để kích thích kinh tế, trong khi lại trì hoãn đưa ra các điều chỉnh “gây đau đớn”.
Còn chuyên gia Holger Schmieding phát biểu rằng dưới hình thức "yêu cho roi vọt" được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo đuổi, chúng ta có thể chứng kiến sự ra đời của một nền kinh tế mạnh hơn, gắn kết hơn, năng động hơn và sự thống nhất về chính trị tại châu Âu.
Marie Diron thuộc Ernst&Young Eurozone Forecast cho biết, “thống kê về PMI ủng hộ quan điểm của chúng tôi rằng trong khi nền kinh tế sẽ giảm tốc, nó không rơi vào vách đá”. Chuyên gia này nhấn mạnh đến tình hình “sức khỏe” được cải thiện của khu vực chế tạo.
Ngay cả Moody, vốn đi đầu trong việc đánh tụt xếp hạng của các nước lớn trong Eurozone kể từ khi cơn bão nợ công của Hy Lạp hoành hành khu vực, cũng nhận định rằng các chính phủ Eurozone đã đạt được “những bước tiến đáng kể.”
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của Moody’s cảnh báo tiến trình chỉnh sửa này may lắm mới chỉ hoàn tất một nửa và nhấn mạnh đến “sự tích lũy của những điểm yếu”, không phải từ các chính phủ mà từ việc chi tiêu quá tay của khu vực tư nhân.
Nếu Hy Lạp chia tay Eurozone vào năm 2013 (như dự đoán của IHS Global Insight và Capital Economics), Eurozone sẽ yếu đi nhưng cũng cứng cỏi hơn để đương đầu với những thách thức phía trước.
Ngay cả tại Anh, một quốc gia không nằm trong khu vực đồng euro, các nhà bình luận uy tín cũng đang gây sức ép với chính phủ về việc nên "đi theo" (cách làm của) Đức.
Một cây bút chủ chốt của nhật báo Daily Telegraph có bài viết Bộ trưởng Tài chính Anh "George Osborne đang nghiên cứu nước Đức đã làm những gì đúng," nhấn mạnh đến những hợp đồng lao động "mini" - cho phép người lao động kiếm 400 euro/tháng mà không phải trả thuế với điều kiện họ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.
Nhật báo trên dự đoán nếu ông Osborne sử dụng "toa thuốc" mà Eurozone được khuyên dùng, thì nền kinh tế sẽ phải "chịu đau" trong ngắn hạn, nhưng chính phủ đương nhiệm sẽ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015./.
Hương Giang (TTXVN)