Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng nền kinh tế thế giới ngày càng mở, toàn cầu hóa kinh tế thế giới là xu thế tất yếu. Quốc gia nào cũng phải xem xét vấn đề trong nước và xuất khẩu, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, lợi thế của mình để cân bằng vấn đề này.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể “Châu Á sẽ lãnh đạo như thế nào” - tiếp Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 - ngày 6/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng hướng về xuất khẩu là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Chẳng hạn như Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới và đây vừa là lợi thế của Việt Nam vừa đóng góp vào an ninh lương thực của thế giới, Thủ tướng dẫn chứng.
Theo Thủ tướng, thế giới đang thừa nhận châu Á là một trụ cột của kinh tế toàn cầu, việc đứng vững, nhanh chóng hồi phục sẽ đóng góp rất lớn vào bài toán chống khủng hoảng của toàn cầu.
Liên quan đến câu hỏi về vai trò của Chính phủ trong đầu tư hạ tầng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ hạ tầng đóng vai trò tiền đề trong sự phát triển của quốc gia và khu vực. Vấn đề là phải giải quyết hai “nút thắt” là nguồn lực từ đâu (ngân sách quốc gia, tư nhân, vay nước ngoài…) và các Chính phủ phải có những cơ chế để đảm bảo sự hài hòa này (phát triển nhiều mô hình PPP, BOT, BT…).
Riêng ở Việt Nam với thu nhập GDP đầu người có hơn 1.000 USD, Việt Nam càng cần phải tính kỹ bài toán này, đa dạng hóa nguồn vốn phát triển là chủ trương từ lâu, Thủ tướng nói.
Theo người dẫn chương trình, phóng viên hãng truyền hình quốc tế CNN Andrew Stevens, tiềm năng to lớn của thương mại nội khối là lý do châu Á tập trung nhiều sự chú ý của thế giới; cấu trúc nền kinh tế châu Á hướng vào trong nước thay vì quá phụ thuộc vào nước ngoài.
Tuy nhiên, với vị thế ngày càng lớn về kinh tế, châu Á đang không ngừng tìm kiếm vai trò lớn hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để lãnh đạo các nước châu Á cân bằng được giữa các mối quan ngại, lợi ích trong khu vực và trách nhiệm ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Liên quan tới vấn đề này Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng vấn đề chuyển dịch trung tâm kinh tế đã được đặt ra từ nhiều năm trước. Vai trò lãnh đạo châu Á phụ thuộc vào việc giải quyết cơ chế cải cách nhiều mặt, điều hành các gói kích thích kinh tế, hài hòa sự đóng góp của từng quốc gia châu Á ở các vấn đề chung của quốc tế.
Chủ tịch VTB Bank (Nga) Andrei L. Konstin cũng cho rằng còn quá nhiều việc phải làm để châu Á trở thành vị trí châu Âu của thế kỷ trước. Châu Á làm thế nào để trở thành EU, vừa tránh được những vấn đề như Hy Lạp…
Còn theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Tata (Ấn Độ) Hemant Nerukar, có bốn vấn đề cần tập trung là kiểm soát về tài chính, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quản lý tài năng và môi trường.
Cũng tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và Chủ tịch VTB Bank (Nga), Tổng giám đốc Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đã giải đáp các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế tư nhân, cán cân thương mại, vị thế của ASEAN tham dự G20…/.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể “Châu Á sẽ lãnh đạo như thế nào” - tiếp Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á 2010 - ngày 6/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng hướng về xuất khẩu là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Chẳng hạn như Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới và đây vừa là lợi thế của Việt Nam vừa đóng góp vào an ninh lương thực của thế giới, Thủ tướng dẫn chứng.
Theo Thủ tướng, thế giới đang thừa nhận châu Á là một trụ cột của kinh tế toàn cầu, việc đứng vững, nhanh chóng hồi phục sẽ đóng góp rất lớn vào bài toán chống khủng hoảng của toàn cầu.
Liên quan đến câu hỏi về vai trò của Chính phủ trong đầu tư hạ tầng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ hạ tầng đóng vai trò tiền đề trong sự phát triển của quốc gia và khu vực. Vấn đề là phải giải quyết hai “nút thắt” là nguồn lực từ đâu (ngân sách quốc gia, tư nhân, vay nước ngoài…) và các Chính phủ phải có những cơ chế để đảm bảo sự hài hòa này (phát triển nhiều mô hình PPP, BOT, BT…).
Riêng ở Việt Nam với thu nhập GDP đầu người có hơn 1.000 USD, Việt Nam càng cần phải tính kỹ bài toán này, đa dạng hóa nguồn vốn phát triển là chủ trương từ lâu, Thủ tướng nói.
Theo người dẫn chương trình, phóng viên hãng truyền hình quốc tế CNN Andrew Stevens, tiềm năng to lớn của thương mại nội khối là lý do châu Á tập trung nhiều sự chú ý của thế giới; cấu trúc nền kinh tế châu Á hướng vào trong nước thay vì quá phụ thuộc vào nước ngoài.
Tuy nhiên, với vị thế ngày càng lớn về kinh tế, châu Á đang không ngừng tìm kiếm vai trò lớn hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để lãnh đạo các nước châu Á cân bằng được giữa các mối quan ngại, lợi ích trong khu vực và trách nhiệm ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Liên quan tới vấn đề này Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng vấn đề chuyển dịch trung tâm kinh tế đã được đặt ra từ nhiều năm trước. Vai trò lãnh đạo châu Á phụ thuộc vào việc giải quyết cơ chế cải cách nhiều mặt, điều hành các gói kích thích kinh tế, hài hòa sự đóng góp của từng quốc gia châu Á ở các vấn đề chung của quốc tế.
Chủ tịch VTB Bank (Nga) Andrei L. Konstin cũng cho rằng còn quá nhiều việc phải làm để châu Á trở thành vị trí châu Âu của thế kỷ trước. Châu Á làm thế nào để trở thành EU, vừa tránh được những vấn đề như Hy Lạp…
Còn theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Tata (Ấn Độ) Hemant Nerukar, có bốn vấn đề cần tập trung là kiểm soát về tài chính, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quản lý tài năng và môi trường.
Cũng tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và Chủ tịch VTB Bank (Nga), Tổng giám đốc Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đã giải đáp các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế tư nhân, cán cân thương mại, vị thế của ASEAN tham dự G20…/.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)