Ngày 30/3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam-Mỹ tổ chức hội thảo với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ thông qua thương mại điện tử.”
Hội thảo nhằm cung cấp các thông tin, hoạch định phương hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, cũng như giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác thông qua giải pháp thương mại điện tử.
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực VCCI, cho biết, những năm qua VCCI luôn đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp cần áp dụng tích cực thương mại điện tử để có nhiều cơ hội hợp tác làm ăn hơn, đặc biệt là thị trường Mỹ, quốc gia có ứng dụng thương mại điện lớn nhất thế giới.
Theo ông Timothy Leung - đại diện Tập đoàn Alibaba.com, thương mại điện tử là một kênh đặc biệt quan trọng, chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó chỉ riêng các nước Bắc Mỹ và châu Âu đã lên tới trên 80%. Tuy nhiên, khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn, trong khi nhu cầu từ các nước nhập khẩu sử dụng thương mại điện tử rất quan trọng, thì các nước xuất khẩu đang phát triển lại chưa phát triển theo kịp.
Kết thúc năm 2010, ngành xuất khẩu của Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 71,629 tỷ USD, trong đó, Mỹ liên tục là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm khoảng 24% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng con số này chỉ chiếm dưới 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Vì vậy còn rất nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác.
Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Mỹ, ông Nguyễn Duy Khiên cũng cho biết, năm 2011 doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với những rào cản thương mại khắt khe. Những rào cản này phần nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tuân thủ các thông lệ quốc tế. Mỹ là thị trường với dân số đông, thu nhập của người dân Mỹ cũng chênh lệch nhau rất lớn, vì vậy đây là một thị trường lớn, đa dạng và hấp dẫn.
Tuy nhiên, chính những yếu tố này cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang Mỹ bởi sẽ có rất nhiều đối thủ. Để giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả thị trường này, ông Nguyễn Duy Khiên nhấn mạnh vai trò thương mại điện tử, đổi mới website, tham gia vào các sàn thương mại điện tử để tăng lợi thế cạnh tranh.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và thành công của mình trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Mỹ, những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt từ thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Yêu cầu đặt ra là bên cạnh việc đổi mới sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ, các doanh nghiệp cần đổi mới cả tư duy trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là đầu tư nhiều hơn cho thương mại điện tử./.
Hội thảo nhằm cung cấp các thông tin, hoạch định phương hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, cũng như giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác thông qua giải pháp thương mại điện tử.
Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực VCCI, cho biết, những năm qua VCCI luôn đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp cần áp dụng tích cực thương mại điện tử để có nhiều cơ hội hợp tác làm ăn hơn, đặc biệt là thị trường Mỹ, quốc gia có ứng dụng thương mại điện lớn nhất thế giới.
Theo ông Timothy Leung - đại diện Tập đoàn Alibaba.com, thương mại điện tử là một kênh đặc biệt quan trọng, chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó chỉ riêng các nước Bắc Mỹ và châu Âu đã lên tới trên 80%. Tuy nhiên, khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn còn rất lớn, trong khi nhu cầu từ các nước nhập khẩu sử dụng thương mại điện tử rất quan trọng, thì các nước xuất khẩu đang phát triển lại chưa phát triển theo kịp.
Kết thúc năm 2010, ngành xuất khẩu của Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 71,629 tỷ USD, trong đó, Mỹ liên tục là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam. Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm khoảng 24% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng con số này chỉ chiếm dưới 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Vì vậy còn rất nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác.
Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Mỹ, ông Nguyễn Duy Khiên cũng cho biết, năm 2011 doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện với những rào cản thương mại khắt khe. Những rào cản này phần nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tuân thủ các thông lệ quốc tế. Mỹ là thị trường với dân số đông, thu nhập của người dân Mỹ cũng chênh lệch nhau rất lớn, vì vậy đây là một thị trường lớn, đa dạng và hấp dẫn.
Tuy nhiên, chính những yếu tố này cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang Mỹ bởi sẽ có rất nhiều đối thủ. Để giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả thị trường này, ông Nguyễn Duy Khiên nhấn mạnh vai trò thương mại điện tử, đổi mới website, tham gia vào các sàn thương mại điện tử để tăng lợi thế cạnh tranh.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm và thành công của mình trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất nhập khẩu tại Mỹ, những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt từ thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Yêu cầu đặt ra là bên cạnh việc đổi mới sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ, các doanh nghiệp cần đổi mới cả tư duy trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là đầu tư nhiều hơn cho thương mại điện tử./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)