Góp ý vào Dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nhà giáo ưu tú Phạm Huy Đức - nguyên Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nêu ý kiến “giáo dục phải phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.”
Còn ông Hà Văn Tải, 80 tuổi, nguyên Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, cán bộ tiền khởi nghĩa, trú quán tại xóm 11 xã Hưng Lộc, thành phố Vinh lại góp ý về chủ đề Đại hội XI của Đảng.
Theo nhà giáo Phạm Huy Đức, những năm qua, giáo dục và đào tạo Việt Nam có bước chuyển biến tốt cả về quy mô và chất lượng... Phải khẳng định rằng nền giáo dục và đào tạo đã và đang khá phát triển, nhất là so với mức độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, song vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới.
Hiện nay, xã hội đang đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là chất lượng đạo đức và năng lực hành động của người học. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước phải tập trung sức để giải quyết tốt các mâu thuẫn đang đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Những mâu thuẫn chủ yếu hiện nay trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự mất cân đối giữa phát triển kinh tế-xã hội và phát triển giáo dục và đào tạo; giữa yêu cầu phát triển nhanh sự nghiệp giáo dục và đào tạo và chính sách đầu tư cho giáo dục; giữa yêu cầu phát triển về quy mô và khả năng đảm bảo điều kiện để phát triển quy mô; giữa yêu cầu phổ cập giáo dục và điều kiện thực hiện phổ cấp giáo dục; giữa phát triển giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; giữa đào tạo và sử dụng...
Trong giai đoạn 2011-2020, phương hướng, nhiệm vụ chung của giáo dục và đào tạo là phát triển giáo dục và đào tạo đảm bảo phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tập trung cao độ cho mục tiêu giáo dục phát triển con người Việt Nam; thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục và giáo dục cho mọi người. Kết hợp hài hòa phát triển giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của nhà giáo và học sinh - nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển.
Đảng và Nhà nước tiếp tục có chủ trương, chính sách về tài chính, về đất đai ưu tiên cho giáo dục và đào tạo để nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị trường học; có chính sách về lương đối với nhà giáo, đảm bảo cho nhà giáo đủ sống bằng đồng lương của nghề dạy học.
Với phương hướng, nhiệm vụ chung ấy, Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là ngành giáo dục và đào tạo cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ba nhóm nhiệm vụ cơ bản cụ thể.
Thứ nhất là cần thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp hợp lý, nhất là quy hoạch hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và hệ thống trường dạy nghề; phải cân đối giữa quy mô và điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của các nhà trường; khẩn trương chuyển đổi các loại hình trường theo đúng quy định của Luật Giáo dục; củng cố hệ thống trung tâm học tập cộng đồng nhằm tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho người lao động.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như giáo dục mũi nhọn; củng cố vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những vùng, những đại phương có điều kiện.
Thứ hai là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường; tiếp tục thực hiện "sàng lọc" để đảm bảo đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao cả về phẩm và năng lực chuyên môn; tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhất là đối với các trường vùng đặc biệt khó khăn và trường làm nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn; tăng cường đầu tư thiết bị để đẩy nhanh tốc độ đưa công nghệ thông tin vào trường phổ thông.
Thứ ba là tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo theo hướng tăng quyền tự chủ, nhất là tự chủ về tổ chức cán bộ và tài chính cho cơ sở; cải cách hành chính, thực hiện dân chủ cơ sở một cách thực chất trong từng nhà trường, từng cơ quan quản lý giáo dục; tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trường học. Kiên quyết tổ chức thi cử và kiểm định chất lượng giáo dục một cách nghiêm túc.
Ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với các lực lượng xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập trên mọi địa bàn của đất nước.
Là một đảng viên nghỉ hưu, sinh hoạt ở cơ sở, được tiếp xúc với tình hình thực tế, với nhịp tim và hơi thở của nhân dân, ông Hà Văn Tải, 80 tuổi, Nguyên là Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, cán bộ tiền khởi nghĩa, trú quán tại xóm 11 xã Hưng Lộc, thành phố Vinh lại góp ý về chủ đề Đại hội XI của Đảng.
Ở Đại hội X, Đảng đã nêu chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển.”
Năm năm qua, Ban chấp hành Trung ương đã nỗ lực lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân phấn đấu theo chủ đề ấy nên đất Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu mới cả về đối nội và đối ngoại như dự thảo Báo cáo chính trị đã đánh giá.
Với những thành tựu đó, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo và chậm phát triển, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đại bộ phận nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Nhưng dự thảo Báo cáo chính trị đã đánh giá “tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng” vì vậy ở các địa phương đã diễn ra tình trạng quy hoạch treo, dự án treo, đất đai hoang hóa nham nhở, tình trạng đem đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài thuê, tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, hủy hoại môi trường rất lớn.
Tình trạng ấy đã gây nên không ít bức xúc trong nhân dân, nông dân thiếu việc làm, phát sinh nhiều mặt tiêu cực, một số người lợi dụng tình hình đã coi thường cả pháp luật, hình thành những “nhóm lợi ích” để làm giàu bất chính, làm cho ranh giới giàu nghèo ngày càng lớn rộng thêm.
Nhân dân cũng rất lo lắng về “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn đẩy lùi...” (Dự thảo Báo cáo chính trị). Phải chăng “bộ phận không nhỏ” này đã không nhỏ mà lại càng to thêm? Tình trạng quan liêu, tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, thực sự đang làm cho nhân dân hết sức quan tâm và lo lắng.
Mặc dù Trung ương Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo nhưng "căn bệnh nguy hiểm" này thực sự đang làm yếu dần sức mạnh của đất nước, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Điển hình là thất thoát lớn và vi phạm nghiêm trọng ở Tập đoàn Vinashin, trước đó là PMU18... Còn ở các địa phương, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức đáng lo ngại.
Mặc dù, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp chỉ đạo nhưng tôi thấy tình trạng thiếu dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vi phạm pháp luật đang có chiều hướng tăng. Thực trạng này là đáng lo lắng. Dù cho các cấp đã tiến hành đại hội Đảng bộ, nhưng bệnh thành tích, phô trương, tình trạng quan liêu, tham nhũng, cơ hội, phe nhóm... chưa được đẩy lùi, hiện tượng “tự diễn biến” là không được xem thường.
Sự nghiệp đổi mới ngày càng đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi Đại hội XI của Đảng cần có những quyết sách mới, đúng đắn, đáp ứng lòng mong chờ của nhân dân để đưa đất Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, Đảng ta thực sự xứng đáng “là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” như Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Muốn làm được điều đó, bộ máy của Đảng và chính quyền phải thực sự vì dân, phục vụ nhân dân, phải phát huy dân chủ trí tuệ toàn dân, đặc biệt là các nhà khoa học và cán bộ lão thành cách mạng.
Về phát triển kinh tế phải khai thác chiều sâu, đứng để đất đai hoang hóa, phải giữ gìn tài nguyên môi trường, quy hoạch lại đô thị, quy hoạch các vùng kinh tế, từ đó giải quyết việc làm cho nhân dân.
Đảng cũng nhanh chóng khắc phục cho được tình trạng quan liêu, chỉ biết mệnh lệnh làm mất lòng dân, những vụ tham nhũng hoặc những vấn đề nhân dân bức xúc phải được giải quyết đúng đắn tạo nên phấn khởi trong nhân dân, từ đó xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng.
Công cuộc này phải được tiếp tục chỉ đạo tích cực, mạnh mẽ, đảng cần phải có quy chế mới để phát huy dân chủ trong đảng cũng như dân chủ ngoài xã hội. Nhân dân phải có quyền kiểm tra và giám sát cán bộ, phải đấu tranh chống tham nhũng ngay trong Đảng, như vậy mới xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc.
Bác Hồ đã từng nói: “Kháng chiến kiến quốc là công việc của toàn dân,” bởi thế phải hết sức chăm lo đời sống của nhân dân, khắc phục đựoc tình trạng dân chủ hình thức, đáng nguy hại hơn đó là tình trạng xa dân, coi thường dân.
Vì những lẽ trên, ông Hà Văn Tải xin đề nghị chủ đề của Đại hội XI là: “Phát huy mạnh mẽ tinh thần dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng và chỉnh đốn Đảng thực sự “là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân,” tạo nền tảng đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”./.
Còn ông Hà Văn Tải, 80 tuổi, nguyên Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, cán bộ tiền khởi nghĩa, trú quán tại xóm 11 xã Hưng Lộc, thành phố Vinh lại góp ý về chủ đề Đại hội XI của Đảng.
Theo nhà giáo Phạm Huy Đức, những năm qua, giáo dục và đào tạo Việt Nam có bước chuyển biến tốt cả về quy mô và chất lượng... Phải khẳng định rằng nền giáo dục và đào tạo đã và đang khá phát triển, nhất là so với mức độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, song vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới.
Hiện nay, xã hội đang đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là chất lượng đạo đức và năng lực hành động của người học. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước phải tập trung sức để giải quyết tốt các mâu thuẫn đang đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Những mâu thuẫn chủ yếu hiện nay trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự mất cân đối giữa phát triển kinh tế-xã hội và phát triển giáo dục và đào tạo; giữa yêu cầu phát triển nhanh sự nghiệp giáo dục và đào tạo và chính sách đầu tư cho giáo dục; giữa yêu cầu phát triển về quy mô và khả năng đảm bảo điều kiện để phát triển quy mô; giữa yêu cầu phổ cập giáo dục và điều kiện thực hiện phổ cấp giáo dục; giữa phát triển giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; giữa đào tạo và sử dụng...
Trong giai đoạn 2011-2020, phương hướng, nhiệm vụ chung của giáo dục và đào tạo là phát triển giáo dục và đào tạo đảm bảo phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tập trung cao độ cho mục tiêu giáo dục phát triển con người Việt Nam; thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục và giáo dục cho mọi người. Kết hợp hài hòa phát triển giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của nhà giáo và học sinh - nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển.
Đảng và Nhà nước tiếp tục có chủ trương, chính sách về tài chính, về đất đai ưu tiên cho giáo dục và đào tạo để nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị trường học; có chính sách về lương đối với nhà giáo, đảm bảo cho nhà giáo đủ sống bằng đồng lương của nghề dạy học.
Với phương hướng, nhiệm vụ chung ấy, Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là ngành giáo dục và đào tạo cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ba nhóm nhiệm vụ cơ bản cụ thể.
Thứ nhất là cần thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp hợp lý, nhất là quy hoạch hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và hệ thống trường dạy nghề; phải cân đối giữa quy mô và điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của các nhà trường; khẩn trương chuyển đổi các loại hình trường theo đúng quy định của Luật Giáo dục; củng cố hệ thống trung tâm học tập cộng đồng nhằm tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho người lao động.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như giáo dục mũi nhọn; củng cố vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những vùng, những đại phương có điều kiện.
Thứ hai là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường; tiếp tục thực hiện "sàng lọc" để đảm bảo đội ngũ nhà giáo có chất lượng cao cả về phẩm và năng lực chuyên môn; tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhất là đối với các trường vùng đặc biệt khó khăn và trường làm nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn; tăng cường đầu tư thiết bị để đẩy nhanh tốc độ đưa công nghệ thông tin vào trường phổ thông.
Thứ ba là tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo theo hướng tăng quyền tự chủ, nhất là tự chủ về tổ chức cán bộ và tài chính cho cơ sở; cải cách hành chính, thực hiện dân chủ cơ sở một cách thực chất trong từng nhà trường, từng cơ quan quản lý giáo dục; tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trường học. Kiên quyết tổ chức thi cử và kiểm định chất lượng giáo dục một cách nghiêm túc.
Ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với các lực lượng xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập trên mọi địa bàn của đất nước.
Là một đảng viên nghỉ hưu, sinh hoạt ở cơ sở, được tiếp xúc với tình hình thực tế, với nhịp tim và hơi thở của nhân dân, ông Hà Văn Tải, 80 tuổi, Nguyên là Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, cán bộ tiền khởi nghĩa, trú quán tại xóm 11 xã Hưng Lộc, thành phố Vinh lại góp ý về chủ đề Đại hội XI của Đảng.
Ở Đại hội X, Đảng đã nêu chủ đề “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển.”
Năm năm qua, Ban chấp hành Trung ương đã nỗ lực lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân phấn đấu theo chủ đề ấy nên đất Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu mới cả về đối nội và đối ngoại như dự thảo Báo cáo chính trị đã đánh giá.
Với những thành tựu đó, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo và chậm phát triển, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đại bộ phận nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Nhưng dự thảo Báo cáo chính trị đã đánh giá “tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng” vì vậy ở các địa phương đã diễn ra tình trạng quy hoạch treo, dự án treo, đất đai hoang hóa nham nhở, tình trạng đem đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài thuê, tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, hủy hoại môi trường rất lớn.
Tình trạng ấy đã gây nên không ít bức xúc trong nhân dân, nông dân thiếu việc làm, phát sinh nhiều mặt tiêu cực, một số người lợi dụng tình hình đã coi thường cả pháp luật, hình thành những “nhóm lợi ích” để làm giàu bất chính, làm cho ranh giới giàu nghèo ngày càng lớn rộng thêm.
Nhân dân cũng rất lo lắng về “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn đẩy lùi...” (Dự thảo Báo cáo chính trị). Phải chăng “bộ phận không nhỏ” này đã không nhỏ mà lại càng to thêm? Tình trạng quan liêu, tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, thực sự đang làm cho nhân dân hết sức quan tâm và lo lắng.
Mặc dù Trung ương Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo nhưng "căn bệnh nguy hiểm" này thực sự đang làm yếu dần sức mạnh của đất nước, vi phạm nghiêm trọng quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Điển hình là thất thoát lớn và vi phạm nghiêm trọng ở Tập đoàn Vinashin, trước đó là PMU18... Còn ở các địa phương, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức đáng lo ngại.
Mặc dù, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp chỉ đạo nhưng tôi thấy tình trạng thiếu dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vi phạm pháp luật đang có chiều hướng tăng. Thực trạng này là đáng lo lắng. Dù cho các cấp đã tiến hành đại hội Đảng bộ, nhưng bệnh thành tích, phô trương, tình trạng quan liêu, tham nhũng, cơ hội, phe nhóm... chưa được đẩy lùi, hiện tượng “tự diễn biến” là không được xem thường.
Sự nghiệp đổi mới ngày càng đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi Đại hội XI của Đảng cần có những quyết sách mới, đúng đắn, đáp ứng lòng mong chờ của nhân dân để đưa đất Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, Đảng ta thực sự xứng đáng “là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” như Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Muốn làm được điều đó, bộ máy của Đảng và chính quyền phải thực sự vì dân, phục vụ nhân dân, phải phát huy dân chủ trí tuệ toàn dân, đặc biệt là các nhà khoa học và cán bộ lão thành cách mạng.
Về phát triển kinh tế phải khai thác chiều sâu, đứng để đất đai hoang hóa, phải giữ gìn tài nguyên môi trường, quy hoạch lại đô thị, quy hoạch các vùng kinh tế, từ đó giải quyết việc làm cho nhân dân.
Đảng cũng nhanh chóng khắc phục cho được tình trạng quan liêu, chỉ biết mệnh lệnh làm mất lòng dân, những vụ tham nhũng hoặc những vấn đề nhân dân bức xúc phải được giải quyết đúng đắn tạo nên phấn khởi trong nhân dân, từ đó xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng.
Công cuộc này phải được tiếp tục chỉ đạo tích cực, mạnh mẽ, đảng cần phải có quy chế mới để phát huy dân chủ trong đảng cũng như dân chủ ngoài xã hội. Nhân dân phải có quyền kiểm tra và giám sát cán bộ, phải đấu tranh chống tham nhũng ngay trong Đảng, như vậy mới xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc.
Bác Hồ đã từng nói: “Kháng chiến kiến quốc là công việc của toàn dân,” bởi thế phải hết sức chăm lo đời sống của nhân dân, khắc phục đựoc tình trạng dân chủ hình thức, đáng nguy hại hơn đó là tình trạng xa dân, coi thường dân.
Vì những lẽ trên, ông Hà Văn Tải xin đề nghị chủ đề của Đại hội XI là: “Phát huy mạnh mẽ tinh thần dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng và chỉnh đốn Đảng thực sự “là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân,” tạo nền tảng đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”./.
Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)