Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, rất tiếc là các thành viên của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại một số nước châu Âu đã đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tế về sản phẩm cá tra của Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Nga nói vậy ngày 9/12 tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc một số thành viên WWF tại một số nước châu Âu đưa sản phẩm cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng 2010-2011.
"Việc làm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới những người dân sống bằng nghề nuôi trồng, chế biến thủy sản ở Việt Nam cũng như người tiêu dùng ở các nước châu Âu, không có lợi cho mối quan hệ kinh tế-thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Âu," bà Nga cho biết.
Bà Nga khẳng định trong những năm qua, Việt Nam luôn kiểm soát chặt chẽ ngành sản xuất thủy sản, từ khâu quy hoạch, nuôi trồng đến chế biến và áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế về nuôi trồng thủy sản, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm chất lượng cao ra thị trường thế giới và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.
"Chúng tôi yêu cầu Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại các nước này đưa cá tra của Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010/2011, công bố các tiêu chí đánh giá và có các khuyến nghị khách quan, sát với điều kiện thực tế sản xuất và xuất khẩu cá tra tại Việt Nam," người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Phương Nga cho biết Việt Nam sẵn sàng đón tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia của WWF đến thăm và tìm hiểu thực tế sản xuất nuôi trồng và chế biến thủy sản, qua đó có đánh giá đúng đắn về ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam./.
Bà Nguyễn Phương Nga nói vậy ngày 9/12 tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc một số thành viên WWF tại một số nước châu Âu đưa sản phẩm cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng 2010-2011.
"Việc làm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới những người dân sống bằng nghề nuôi trồng, chế biến thủy sản ở Việt Nam cũng như người tiêu dùng ở các nước châu Âu, không có lợi cho mối quan hệ kinh tế-thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước châu Âu," bà Nga cho biết.
Bà Nga khẳng định trong những năm qua, Việt Nam luôn kiểm soát chặt chẽ ngành sản xuất thủy sản, từ khâu quy hoạch, nuôi trồng đến chế biến và áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế về nuôi trồng thủy sản, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm chất lượng cao ra thị trường thế giới và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.
"Chúng tôi yêu cầu Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại các nước này đưa cá tra của Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản 2010/2011, công bố các tiêu chí đánh giá và có các khuyến nghị khách quan, sát với điều kiện thực tế sản xuất và xuất khẩu cá tra tại Việt Nam," người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Phương Nga cho biết Việt Nam sẵn sàng đón tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia của WWF đến thăm và tìm hiểu thực tế sản xuất nuôi trồng và chế biến thủy sản, qua đó có đánh giá đúng đắn về ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)