Nói về tình cảm của Miền Nam đối với Miền Bắc, hay của đồng bào Miền Nam đối với Bác Hồ, ai cũng nhắc đến cây vú sữa do đồng bào đất mũi Cà Mau gửi tặng Bác, nhưng ít ai biết được giữa lòng thành phố Cần Thơ đang có một cây đa Tân Trào đã 9 năm tuổi.
Cây đa trên là một cây con của “Cây đa Tân Trào” do Bác Hồ đặt tên tại khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào tại tỉnh Tuyên Quang.
Đây được xem như là một biểu tượng truyền thống Cách mạng Tháng Tám, của tình cảm đồng bào Miền Bắc trong đó có tỉnh Tuyên Quang chiếc nôi của cách mạng đối với đồng bào Miền Nam.
Năm 2001, Sở điện lực Tuyên Quang đã trao cho ông Đoàn Huấn - giám đốc Sở điện lực Cần Thơ lúc đó - vượt hơn 2.000 cây số đưa cây đa Tân Trào về với đồng bào Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Cây đa đang bám rễ, sinh sôi trước cổng Câu lạc bộ hưu trí thành phố Cần Thơ, số 30A đường Mậu Thân - con đường lớn nhất nhì Cần Thơ.
Hàng ngày, các thành viên trong câu lạc bộ thay nhau vun phân tưới nước, chăm sóc để cây lớn đẹp như “Cây đa ông,” “Cây đa bà” ở Tân Trào để lưu giữ mãi tình cảm Bắc-Nam non sông một dãy, nối liền mạng mạch truyền thống Cách mạng Tháng Tám của hai vùng đất Tuyên Quang và mãnh đất Tây Đô anh hùng…
Hiện đường kính gốc cây được khoảng 2 mét (kể cả các rễ lớn bện chặt nhau), tán cây rộng gần 20 mét, cành lá xanh mượt vươn cao hơn ngôi nhà 3 tầng. Mỗi năm, câu lạc bộ tiếp hàng chục đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và chụp hình bên gốc đa có đeo tấm biển “Cây đa Tân Trào.”
Không chỉ có cây đa Tân Trào, tại thành phố Cần Thơ có phố Tân Trào nằm ngay quận Ninh Kiều. Khi biết “lai lịch” cây đa Tân Trào ở Cần Thơ, nhiều người cho rằng đó biểu tượng cách mạng, của tình đoàn kết Bắc Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hội, chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí Cần Thơ cho biết thêm, hiện cây đa Tân Trào ở Cần Thơ đã được chiết cành đưa đi trồng nhân rộng tại các khu di tích lịch sử của tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cà Mau...
Hiện nay, “Cây đa ông” trăm tuổi ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã chết, “sức khỏe” của “Cây đa bà” cũng đang trong giai đoạn suy thoái. Như vậy, sự hiện diện của những cây đa Tân Trào đang tiếp tục nhân bản tại nhiều nơi sẽ góp phần củng cố hình ảnh của loại cây gắn liền cùng lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam./.
Cây đa trên là một cây con của “Cây đa Tân Trào” do Bác Hồ đặt tên tại khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào tại tỉnh Tuyên Quang.
Đây được xem như là một biểu tượng truyền thống Cách mạng Tháng Tám, của tình cảm đồng bào Miền Bắc trong đó có tỉnh Tuyên Quang chiếc nôi của cách mạng đối với đồng bào Miền Nam.
Năm 2001, Sở điện lực Tuyên Quang đã trao cho ông Đoàn Huấn - giám đốc Sở điện lực Cần Thơ lúc đó - vượt hơn 2.000 cây số đưa cây đa Tân Trào về với đồng bào Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Cây đa đang bám rễ, sinh sôi trước cổng Câu lạc bộ hưu trí thành phố Cần Thơ, số 30A đường Mậu Thân - con đường lớn nhất nhì Cần Thơ.
Hàng ngày, các thành viên trong câu lạc bộ thay nhau vun phân tưới nước, chăm sóc để cây lớn đẹp như “Cây đa ông,” “Cây đa bà” ở Tân Trào để lưu giữ mãi tình cảm Bắc-Nam non sông một dãy, nối liền mạng mạch truyền thống Cách mạng Tháng Tám của hai vùng đất Tuyên Quang và mãnh đất Tây Đô anh hùng…
Hiện đường kính gốc cây được khoảng 2 mét (kể cả các rễ lớn bện chặt nhau), tán cây rộng gần 20 mét, cành lá xanh mượt vươn cao hơn ngôi nhà 3 tầng. Mỗi năm, câu lạc bộ tiếp hàng chục đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và chụp hình bên gốc đa có đeo tấm biển “Cây đa Tân Trào.”
Không chỉ có cây đa Tân Trào, tại thành phố Cần Thơ có phố Tân Trào nằm ngay quận Ninh Kiều. Khi biết “lai lịch” cây đa Tân Trào ở Cần Thơ, nhiều người cho rằng đó biểu tượng cách mạng, của tình đoàn kết Bắc Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hội, chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí Cần Thơ cho biết thêm, hiện cây đa Tân Trào ở Cần Thơ đã được chiết cành đưa đi trồng nhân rộng tại các khu di tích lịch sử của tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cà Mau...
Hiện nay, “Cây đa ông” trăm tuổi ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã chết, “sức khỏe” của “Cây đa bà” cũng đang trong giai đoạn suy thoái. Như vậy, sự hiện diện của những cây đa Tân Trào đang tiếp tục nhân bản tại nhiều nơi sẽ góp phần củng cố hình ảnh của loại cây gắn liền cùng lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam./.
Trần Khánh Linh (Vietnam+)