Trong nửa cuối tháng 7, giới chức Mỹ đã đóng cửa thêm 10 ngân hàng, nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa ở nước này từ đầu năm đến nay lên 108, tăng 39 ngân hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2010 được coi là năm Mỹ chứng kiến sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay hồi cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Các nhà phân tích dự báo số ngân hàng Mỹ gặp khó khăn trong năm nay sẽ ở mức cao đỉnh điểm và vượt qua con số 140 ngân hàng trong năm ngoái do số ngân hàng bị đưa vào danh sách "ngân hàng có vấn đề" mà Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đưa ra hồi cuối quý 1 năm 2010 đã tăng lên mức kỷ lục là 775 ngân hàng.
FDIC ước tính có thể phải thanh toán khoảng 100 tỷ USD tiền bảo hiểm do các ngân hàng đổ vỡ trong giai đoạn từ năm 2010-2013, trong khi quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã thâm hụt tới 20,7 tỷ USD tính đến ngày 31/3/2010.
Tính riêng việc đóng cửa 10 ngân hàng trong nửa cuối tháng 7, FDIC có thể phải tiêu tốn hơn 650 triệu USD.
Năm 1989, khi cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay lên tới đỉnh điểm, nhà chức trách Mỹ đã phải đóng cửa tới 534 ngân hàng.
Năm 2008, thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ trở nên tồi tệ, cũng chỉ có 25 ngân hàng bị đóng cửa./.
Năm 2010 được coi là năm Mỹ chứng kiến sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay hồi cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Các nhà phân tích dự báo số ngân hàng Mỹ gặp khó khăn trong năm nay sẽ ở mức cao đỉnh điểm và vượt qua con số 140 ngân hàng trong năm ngoái do số ngân hàng bị đưa vào danh sách "ngân hàng có vấn đề" mà Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đưa ra hồi cuối quý 1 năm 2010 đã tăng lên mức kỷ lục là 775 ngân hàng.
FDIC ước tính có thể phải thanh toán khoảng 100 tỷ USD tiền bảo hiểm do các ngân hàng đổ vỡ trong giai đoạn từ năm 2010-2013, trong khi quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã thâm hụt tới 20,7 tỷ USD tính đến ngày 31/3/2010.
Tính riêng việc đóng cửa 10 ngân hàng trong nửa cuối tháng 7, FDIC có thể phải tiêu tốn hơn 650 triệu USD.
Năm 1989, khi cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay lên tới đỉnh điểm, nhà chức trách Mỹ đã phải đóng cửa tới 534 ngân hàng.
Năm 2008, thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ trở nên tồi tệ, cũng chỉ có 25 ngân hàng bị đóng cửa./.
(TTXVN/Vietnam+)