Ngày 20/7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã chủ trì buổi đối thoại giữa các bộ, ngành của Việt Nam với Nhóm Đối tác cơ sở hạ tầng châu Á-Thái Bình Dương (APIP) về chủ đề huy động tài chính nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Ngay trong giai đoạn khó khăn, nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 5%. Với đà tăng trưởng cao, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế là rất lớn.
Dự kiến, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 15-16 tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Đây là một nhu cầu rất lớn so với khả năng của nền kinh tế. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế, việc tăng cường thu hút các nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân dành cho phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Trước đó, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 71 về quy chế thí điểm đầu tư theo mô hình đối tác công tư; trong đó, tập trung vào tám lĩnh vực quan tâm là đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt; giao thông đô thị; gảng hàng không, cảng biển, cảng sông; hệ thống cung cấp nước sạch; nhà máy điện; bệnh viện; nhà máy xử lý chất thải.
Nguyên tắc chia sẻ nguồn lực đầu tư là nguồn vốn từ Nhà nước tối đa là 30%, nguồn vốn từ đối tác tư nhân là 70%; trong đó, tối thiểu 21% là vốn chủ sở hữu, phần còn lại có thể huy động từ nguồn vay thương mại. Mô hình đối tác công tư được kỳ vọng sẽ huy động được nguồn lực đóng góp đáng kể cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình huy động vốn từ khu vực tư nhân nhằm bổ sung nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia kinh tế tham dự đối thoại, nguyên nhân là do trình độ phát triển của thị trường tài chính tại Việt Nam còn thấp, các công cụ huy động vốn cho cơ sở hạ tầng chưa phát triển và năng lực quản lý của một số cơ quan Chính phủ còn hạn chế.
Tại phiên đối thoại, các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành và APIP đã trao đổi về những vướng mắc trong việc đa dạng hóa nguồn tài chính phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và vận hành những công cụ tài chính nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam./.
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Ngay trong giai đoạn khó khăn, nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 5%. Với đà tăng trưởng cao, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế là rất lớn.
Dự kiến, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 15-16 tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Đây là một nhu cầu rất lớn so với khả năng của nền kinh tế. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế, việc tăng cường thu hút các nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân dành cho phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Trước đó, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 71 về quy chế thí điểm đầu tư theo mô hình đối tác công tư; trong đó, tập trung vào tám lĩnh vực quan tâm là đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt; giao thông đô thị; gảng hàng không, cảng biển, cảng sông; hệ thống cung cấp nước sạch; nhà máy điện; bệnh viện; nhà máy xử lý chất thải.
Nguyên tắc chia sẻ nguồn lực đầu tư là nguồn vốn từ Nhà nước tối đa là 30%, nguồn vốn từ đối tác tư nhân là 70%; trong đó, tối thiểu 21% là vốn chủ sở hữu, phần còn lại có thể huy động từ nguồn vay thương mại. Mô hình đối tác công tư được kỳ vọng sẽ huy động được nguồn lực đóng góp đáng kể cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình huy động vốn từ khu vực tư nhân nhằm bổ sung nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia kinh tế tham dự đối thoại, nguyên nhân là do trình độ phát triển của thị trường tài chính tại Việt Nam còn thấp, các công cụ huy động vốn cho cơ sở hạ tầng chưa phát triển và năng lực quản lý của một số cơ quan Chính phủ còn hạn chế.
Tại phiên đối thoại, các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành và APIP đã trao đổi về những vướng mắc trong việc đa dạng hóa nguồn tài chính phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và vận hành những công cụ tài chính nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam./.
Thùy Dương (TTXVN)