200 hóa chất trong mỹ phẩm - đọc kỹ rồi hãy dùng

Phụ nữ thường dùng nhiều mỹ phẩm mỗi ngày và đi kèm là khoảng 200 loại hóa chất, bạn có bao giờ đọc bao bì mỹ phẩm trước khi dùng?
Mỗi ngày, một phụ nữ bình thường dùng 10-20 loại mỹ phẩm, đi cùng với chúng là khoảng 200 loại hóa chất. Bao nhiêu trong số đó là chất độc hại nằm trong danh sách khuyến cáo mà bạn không hề hay biết? Bạn ăn uống đầy đủ và đúng mực, ngủ đủ giấc, tập thể dục hàng ngày, chăm sóc cơ thể theo lời khuyên của sách báo và tạp chí, đi spa mỗi tuần… để ngày càng đẹp lên. Nhưng từng đấy thứ vẫn là chưa đủ, nếu bạn không biết đích xác mình đang bôi những thứ gì lên người. Quy trình làm đẹp bằng mỹ phẩm có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ xấu, bởi nhiều khi, mỹ phẩm đã không làm tròn nhiệm vụ của nó. Nguy cơ ung thư vú từ mỹ phẩm
200 hóa chất trong mỹ phẩm - đọc kỹ rồi hãy dùng ảnh 1
Liệu bạn có nằm trong số những người thích mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc và đinh ninh rằng: sơn móng tay không thể gây ung thư phổi, sản phẩm lăn khử mùi không liên quan gì đến ung thư vú, hay chất tạo hương lại có thể làm giảm khả năng sinh sản hay không? Nếu có, hãy suy nghĩ lại! Tất cả các chất hóa học có trong hóa mỹ phẩm… đều đang trôi trong các đường cống và chảy ra sông, suối. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Baylor (Texas), các chất hóa học này đang gây ô nhiễm đường thủy, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp lên da và mô của các loài cá. Điều đó chứng tỏ chúng cũng ẩn chứa những chất độc hại có khả năng ảnh hưởng đến da và cơ thể con người. Các chất hóa học độc hại có trong loại mỹ phẩm trôi nổi mà bạn đang dùng sẽ thấm qua da và tăng độc tố trong gan và phổi, làm suy yếu hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số sản phẩm khử mùi có chứa hợp chất nhôm gây ảnh hưởng đến các mô vú và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Hóa chất tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng ẩn chứa nguy cơ gây ung thư. Một nghiên cứu ngắn gọn hoàn thành vài năm trước đây đã làm dấy lên lo ngại rằng chất bảo quản và parabens được tìm thấy trong nhiều sản phẩm làm đẹp có thể liên quan đến bệnh ung thư vú - dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Các ẩn họa khác Chuyện rất đơn giản nhưng lại chẳng phải là thói quen của đa phần phụ nữ. Thực tế cho thấy chị em có thể bỏ hàng giờ đồng hồ để đọc những chuyện thị phi chẳng liên quan gì đến hòa bình thế giới, nhưng lại không thể dành ra vài phút để đọc những dòng chữ trên bao bì mỹ phẩm liên quan trực tiếp đến nhan sắc và sức khỏe của mình. Có người cẩn thận lắm là thử lên da, phần đông lại tìm mua mỹ phẩm theo lời khuyên truyền miệng, đâu biết rằng chất độc hại là thứ bạn chẳng thể nhìn cũng chẳng thể nghe. Xin cam đoan rằng, nếu… biết đọc sớm hơn, chắc chắn sẽ có nhiều món mỹ phẩm chị em phụ nữ sẽ không dám mang về để lên bàn phấn. Ngay bây giờ, sau khi đọc xong bài báo này, bạn hãy lật ngay các món đồ bạn đang dùng ra, đọc bao bì, và xin cam đoan rằng sẽ có rất nhiều chai lọ bị vứt ngay vào sọt rác.
200 hóa chất trong mỹ phẩm - đọc kỹ rồi hãy dùng ảnh 2
Những từ khóa có trên bao bì các món mỹ phẩm nên được bạn “sa thải” bao gồm Fragrance: Chất tạo hương. Mặc dù chỉ được viết ngắn gọn trong một từ, nhưng “fragrance” lại chứa hàng chục, hoặc thậm chí hàng trăm hóa chất đằng sau. Bạn có thể nghĩ rằng hương thơm là một phần thú vị tất yếu của sản phẩm, nhưng fragrance chứa xạ hương tổng hợp, ethylene oxide và đặc biệt là phthalates – chất phá vỡ nội tiết gây ra khuyết tật và chậm phát triển, ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản. Tuy vậy, bạn có thể an tâm về các chất tạo hương được tạo từ tinh dầu tự nhiên như dầu olive, dầu dừa, dầu hạnh nhân.... Parabens: Chất gây rối loạn hormone, được sử dụng làm chất bảo quản. Nó có thể can thiệp vào hormone tự nhiên của cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Mineral Oil, Paraffin và Petrolatum: Các loại dầu này làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và tạo ra một sự tích tụ độc hại. Chúng có thể làm chậm quá trình phát triển tế bào, tạo ra dấu hiệu lão hóa sớm. Chúng cũng được khuyến cáo là gây rối loạn hormone. Sodium Laurel Sulfate (SLS): SLS được tìm thấy trong hơn 90% các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó phá vỡ độ ẩm của da, gây khô da, lão hóa sớm và kích ứng da. SLS dễ dàng thâm nhập vào bề mặt da và có thể kết hợp với hóa chất khác để trở thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Antibacterials: Một loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, dễ gây nhiễm trùng. Coal Tar: Chất than gây ung thư này được dùng để làm mềm da và làm dịu da bị ngứa. Đôi khi, nó được sử dụng như chất nhuộm màu. 1,4-dioxane: Hóa chất này bị nghi là có khả năng gây ung thư ở động vật, và hoàn toàn có thể xảy ra điều tương tự ở người. Diethanolamine: Chất này có thể được hấp thụ vào cơ thể qua da. Nó là một loại chất gây ung thư và làm mất choline - chất dinh dưỡng thiết yếu trong sự phát triển não bộ thai nhi. Diethanolamine đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Formaldehyde: Chất này đã bị cấm ở Liên minh châu Âu bởi nó gắn liền với nhiều vấn đề sức khỏe, gây kích thích, ảnh hưởng đến hô hấp, hệ thống miễn dịch và di truyền. Lead (Chì): Chì acetate là một chất độc thần kinh, thường gặp trong son môi và thuốc nhuộm tóc của nam giới. Mercury (Thủy ngân): Thủy ngân đứng đầu danh sách gây nguy hại cho cơ thể bởi nó rất dễ dàng xuyên  qua da. Talc: Là chất tạo hiệu ứng bắt sáng, gây nguy hiểm trực tiếp đến buồng trứng. Nó cũng có thể dẫn đến các khối u phổi nếu hít phải. Toluelene: Được sử dụng để thêm độ bóng trong sơn móng tay, là một hóa chất độc hại làm giảm khả năng sinh sản và gây hại cho gan và thận. Không biết rằng, bạn đã phải vứt đi bao nhiêu món mỹ phẩm rồi? Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý những thành phần nói trên vẫn có thể được sử dụng trong giới hạn liều lượng cho phép. Hãy đọc trước khi dùng Nếu những cảnh báo trên đây thật sự chạm được tới nỗi lo sợ của bạn, hãy hình thành thói quen “đọc trước khi dùng.” Nếu trên bao bì sản phẩm, bạn dễ dàng đọc được ngay nhiều thành phần phổ biến như nha đam, lô hội, trà xanh…, bạn có thể tạm thời yên tâm. Nhưng nếu bao bì ghi rất nhiều thuật ngữ thậm chí khiến bạn… đánh vần cũng chẳng xong, hãy dành thêm thời gian để nghiên cứu về nó. Bạn hãy ghi lại tên các thành phần và hỏi ý kiến bác sỹ da liễu để có được sự tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, xu hướng mỹ phẩm gắn liền với thiên nhiên và làm đẹp kiểu home-made đang là một phương pháp khá an toàn, bởi bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những thứ đang tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của mình./.
(Đẹp/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục