Cứ đến ngày 20/11 hằng năm, lớp lớp học trò lại cùng nhớ về thầy cô giáo của mình. Đó là một nỗi nhớ tập thể, nỗi nhớ... đồng loạt nhất. Trong ta cũng sống lại bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ dại với tình cảm kính yêu vô bờ dành cho thầy cô, dù năm tháng đã qua mau.
Ngày ấy, chỉ học cấp I, cấp II nhưng các học trò Hà Nội chúng tôi đều hớn hở cùng nhau đi thăm thầy cô giáo. Trên đường, các đám đi bộ, nhiều nhóm đi xe đạp đều hăm hở, nhớn nhác bàn bạc, lo tìm đường và mua quà như người lớn. Chúng tôi gom vào hàng chục đứa mua được cây dừa quấn bằng phim nhựa, mua tượng thạch cao, mua mỳ chính, mua đường…
Ngày ấy, trong “dân gian Hà thành” còn có câu “Ngày hiến cam các nhà giáo”. Đó là vì người người hay mua cam đến biếu thầy cô. Một kg cam gồm 4-5 quả được cho vào túi nilon, buộc dây cước đỏ là xong một món quà. Chúng tôi đều ngây thơ thấy người lớn gọi nghề giáo là “bán cháo phổi” nên nghĩ rằng thầy cô đau họng lắm, ăn cam vào sẽ mát cổ.
Chúng tôi đem cam đến thăm cô giáo mà thấy như thần dược. Nhưng rồi, thường thì cô giáo chúng tôi lại bổ ngay cam cho chúng tôi ăn. Ban đầu cả lũ ngồi cứng đơ không dám ăn, lúc sau vì vừa ngược xuôi phố xá nên cả lũ ăn hết veo.
Lần ấy, chúng tôi mua một tượng vũ nữ ba-lê, tranh nhau cầm xem làm gẫy mất tay bức tượng thạch cao này. Từ đấy dẫn đến cãi nhau chí chóe, đám con gái dỗi hờn. Cuối cùng đành mang đến nhà cô giáo và trình bày…Cô giáo của chúng tôi cười bảo: “Không sao đâu, tượng có đặc điểm riêng thế, cô càng nhớ các em hơn!" Thế là chúng tôi yên tâm cười toe toét. Sau này về lớp, có đứa kể lại: “Lúc ở nhà cô, tớ đi vệ sinh nên đi qua phòng trong thấy rất nhiều tượng múa ba lê trong túi nilon, thế thì dù không gắn lại được cô cũng có tượng bầy rồi.”
Ngày xưa của chúng tôi, ngoài những thơ ngây, hồn nhiên còn là cả một tấm tình không dễ gì học trò ngày nay có vẹn nguyên. Thăm thầy cô thành nhu cầu thiêng liêng. Chúng tôi coi nhà cô giáo là một “thánh đường”, đến nhà cô thấy háo hức, về thì nhớ, thì bắt chước cách cắm hoa, cách bày sách. Đến nhà cô thành câu chuyện thích thú nói suốt năm, đến nhà thầy cô mà lại thành cả kỷ niệm khó quên của cả tình bạn. Năm nào, sau 20/11 thì học trò mỗi lớp đều thân quý nhau hơn.
Chính từ trong lòng nghĩ vậy, nên gần nhà đứa nào có người làm nghề giáo là ngưỡng mộ lắm hay kể cho nhau nghe. Cứ thấy học sinh cũ lớn rồi vẫn về thăm cô là đám trẻ xì xào bàn tán. Cô giáo hàng xóm không hề dạy mình, nhưng cứ vào dịp 20/11 là hay đi qua nhìn trộm vào tò mò, rồi ngầm mơ ước...
Không phải vì thích được làm thầy, cũng không phải vì thích "nghề giáo an nhàn có thời gian chăm sóc gia đình" như lời mẹ tôi ngày xưa mà chính từ niềm ngưỡng mộ nối suốt tuổi thơ trong những dịp 20/11 mà tôi đã chọn Trường đại học Sư phạm.
Tôi có rất nhiều bạn là giáo viên nên biết những câu chuyện học trò và phụ huynh hôm nay thật khác. Bây giờ học trò tụ nhau đi ăn, đi chơi rất vui và có khi không đến nhà thầy cô nữa. Có những em còn cho rằng “quan hệ ngày lễ” với thầy cô là việc của cha, mẹ.
Thầy cô ngày nay rất ngại nhận quà nên nhiều người “đi vắng” trong ngày lễ. Thầy cô không còn khó khăn như xưa nên nhiều quà tặng của phụ huynh cũng không dùng đến. Những bó hoa có kèm chút tiền vì “chả biết mua gì” trong phong bì được đưa ở cổng trường vội vã, những học trò chỉ thích 20/11 vì như có thêm ngày chủ nhật để đi chơi…
Nghề giáo luôn được xã hội tôn trọng, nhà giáo luôn được kính yêu nhưng ngày nay đã có những biểu hiện khác. Có lẽ mang một chút buồn so với ngày xưa của thế hệ học sinh lớn lên trong thời bao cấp chúng tôi. Hằng năm chúng tôi lại bên nhau đến thăm thầy cô và những câu chuyện như kể trên lại được nói lại, cười đấy mà ai cũng cay mắt. Ba mươi năm trước, làm sao chúng tôi biết được cô vũ nữ thạch cao bị gẫy tay ấy lại ở lại trong tâm trí suốt đời. Cái người bạn làm gẫy giờ như “ân nhân” của kỷ niệm.
Cách đây bốn năm, thầy giáo chủ nhiệm ba năm cấp III của tôi qua đời. Lũ chúng tôi đứng bên nhau và thấu hết sự mất mát tinh thần. Thầy như “gốc rễ” tinh thần, như điểm kết nối dù không hiện hữu mỗi ngày nhưng chúng tôi đã quen yên tâm, "mặc định" rằng vẫn đang có thầy trong đời sống.
Ngày hội Khoa Ngữ văn Đại học sư phạm, chúng tôi đã cùng ứa nước mắt khi nhìn thấy cô giáo của mình đi run rẩy, lập cập giữa hai người dìu đỡ. Ngày xưa cô đẹp, cô nồng nàn lắm từ mỗi lời giảng. Tất cả lớp chúng tôi có bốn nhà báo và hơn 40 nhà giáo đều lặng đi, sững sờ thương cô đứt ruột: Thời gian - Phấn bảng - Cuộc đời.
Ngày xưa, chúng tôi không sao nói được ra nhưng chúng tôi yêu thầy cô mình lắm, nghĩ về thầy cô rất nhiều như thần tượng, như đích đến của yêu thương. Bây giờ học theo cách biểu cảm rất “du nhập”, học sinh cả lớp gửi cho cô cả những tấm thiệp được xâu lại “con yêu cô” hay “chúng con yêu thầy cô”. Học sinh viết chữ, dán hoa trên bảng, mặc áo đồng phục lớp có tên cô giáo, học sinh lao vào cô hôn tới tấp. Tin nhắn chúc mừng qua điện thoại thì nhiều vô kể...
Nhưng tôi lại lẩn thẩn e rằng sau đó các trò lại nháo nhào vào các việc chơi, việc học chứ không nặng lòng như lứa chúng tôi./.
Ngày ấy, chỉ học cấp I, cấp II nhưng các học trò Hà Nội chúng tôi đều hớn hở cùng nhau đi thăm thầy cô giáo. Trên đường, các đám đi bộ, nhiều nhóm đi xe đạp đều hăm hở, nhớn nhác bàn bạc, lo tìm đường và mua quà như người lớn. Chúng tôi gom vào hàng chục đứa mua được cây dừa quấn bằng phim nhựa, mua tượng thạch cao, mua mỳ chính, mua đường…
Ngày ấy, trong “dân gian Hà thành” còn có câu “Ngày hiến cam các nhà giáo”. Đó là vì người người hay mua cam đến biếu thầy cô. Một kg cam gồm 4-5 quả được cho vào túi nilon, buộc dây cước đỏ là xong một món quà. Chúng tôi đều ngây thơ thấy người lớn gọi nghề giáo là “bán cháo phổi” nên nghĩ rằng thầy cô đau họng lắm, ăn cam vào sẽ mát cổ.
Chúng tôi đem cam đến thăm cô giáo mà thấy như thần dược. Nhưng rồi, thường thì cô giáo chúng tôi lại bổ ngay cam cho chúng tôi ăn. Ban đầu cả lũ ngồi cứng đơ không dám ăn, lúc sau vì vừa ngược xuôi phố xá nên cả lũ ăn hết veo.
Lần ấy, chúng tôi mua một tượng vũ nữ ba-lê, tranh nhau cầm xem làm gẫy mất tay bức tượng thạch cao này. Từ đấy dẫn đến cãi nhau chí chóe, đám con gái dỗi hờn. Cuối cùng đành mang đến nhà cô giáo và trình bày…Cô giáo của chúng tôi cười bảo: “Không sao đâu, tượng có đặc điểm riêng thế, cô càng nhớ các em hơn!" Thế là chúng tôi yên tâm cười toe toét. Sau này về lớp, có đứa kể lại: “Lúc ở nhà cô, tớ đi vệ sinh nên đi qua phòng trong thấy rất nhiều tượng múa ba lê trong túi nilon, thế thì dù không gắn lại được cô cũng có tượng bầy rồi.”
Ngày xưa của chúng tôi, ngoài những thơ ngây, hồn nhiên còn là cả một tấm tình không dễ gì học trò ngày nay có vẹn nguyên. Thăm thầy cô thành nhu cầu thiêng liêng. Chúng tôi coi nhà cô giáo là một “thánh đường”, đến nhà cô thấy háo hức, về thì nhớ, thì bắt chước cách cắm hoa, cách bày sách. Đến nhà cô thành câu chuyện thích thú nói suốt năm, đến nhà thầy cô mà lại thành cả kỷ niệm khó quên của cả tình bạn. Năm nào, sau 20/11 thì học trò mỗi lớp đều thân quý nhau hơn.
Chính từ trong lòng nghĩ vậy, nên gần nhà đứa nào có người làm nghề giáo là ngưỡng mộ lắm hay kể cho nhau nghe. Cứ thấy học sinh cũ lớn rồi vẫn về thăm cô là đám trẻ xì xào bàn tán. Cô giáo hàng xóm không hề dạy mình, nhưng cứ vào dịp 20/11 là hay đi qua nhìn trộm vào tò mò, rồi ngầm mơ ước...
Không phải vì thích được làm thầy, cũng không phải vì thích "nghề giáo an nhàn có thời gian chăm sóc gia đình" như lời mẹ tôi ngày xưa mà chính từ niềm ngưỡng mộ nối suốt tuổi thơ trong những dịp 20/11 mà tôi đã chọn Trường đại học Sư phạm.
Tôi có rất nhiều bạn là giáo viên nên biết những câu chuyện học trò và phụ huynh hôm nay thật khác. Bây giờ học trò tụ nhau đi ăn, đi chơi rất vui và có khi không đến nhà thầy cô nữa. Có những em còn cho rằng “quan hệ ngày lễ” với thầy cô là việc của cha, mẹ.
Thầy cô ngày nay rất ngại nhận quà nên nhiều người “đi vắng” trong ngày lễ. Thầy cô không còn khó khăn như xưa nên nhiều quà tặng của phụ huynh cũng không dùng đến. Những bó hoa có kèm chút tiền vì “chả biết mua gì” trong phong bì được đưa ở cổng trường vội vã, những học trò chỉ thích 20/11 vì như có thêm ngày chủ nhật để đi chơi…
Nghề giáo luôn được xã hội tôn trọng, nhà giáo luôn được kính yêu nhưng ngày nay đã có những biểu hiện khác. Có lẽ mang một chút buồn so với ngày xưa của thế hệ học sinh lớn lên trong thời bao cấp chúng tôi. Hằng năm chúng tôi lại bên nhau đến thăm thầy cô và những câu chuyện như kể trên lại được nói lại, cười đấy mà ai cũng cay mắt. Ba mươi năm trước, làm sao chúng tôi biết được cô vũ nữ thạch cao bị gẫy tay ấy lại ở lại trong tâm trí suốt đời. Cái người bạn làm gẫy giờ như “ân nhân” của kỷ niệm.
Cách đây bốn năm, thầy giáo chủ nhiệm ba năm cấp III của tôi qua đời. Lũ chúng tôi đứng bên nhau và thấu hết sự mất mát tinh thần. Thầy như “gốc rễ” tinh thần, như điểm kết nối dù không hiện hữu mỗi ngày nhưng chúng tôi đã quen yên tâm, "mặc định" rằng vẫn đang có thầy trong đời sống.
Ngày hội Khoa Ngữ văn Đại học sư phạm, chúng tôi đã cùng ứa nước mắt khi nhìn thấy cô giáo của mình đi run rẩy, lập cập giữa hai người dìu đỡ. Ngày xưa cô đẹp, cô nồng nàn lắm từ mỗi lời giảng. Tất cả lớp chúng tôi có bốn nhà báo và hơn 40 nhà giáo đều lặng đi, sững sờ thương cô đứt ruột: Thời gian - Phấn bảng - Cuộc đời.
Ngày xưa, chúng tôi không sao nói được ra nhưng chúng tôi yêu thầy cô mình lắm, nghĩ về thầy cô rất nhiều như thần tượng, như đích đến của yêu thương. Bây giờ học theo cách biểu cảm rất “du nhập”, học sinh cả lớp gửi cho cô cả những tấm thiệp được xâu lại “con yêu cô” hay “chúng con yêu thầy cô”. Học sinh viết chữ, dán hoa trên bảng, mặc áo đồng phục lớp có tên cô giáo, học sinh lao vào cô hôn tới tấp. Tin nhắn chúc mừng qua điện thoại thì nhiều vô kể...
Nhưng tôi lại lẩn thẩn e rằng sau đó các trò lại nháo nhào vào các việc chơi, việc học chứ không nặng lòng như lứa chúng tôi./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)