Ngày 8/9, ngân hàng trung ương của bốn nước châu Á là Hàn Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia đều quyết định giữ nguyên lãi suất.
Động thái này có thể xem như các ngân hàng trung ương "tạm ngưng cuộc chiến" đối phó với lạm phát, nhằm đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ và châu Âu đối với nền kinh tế trong nước.
Một số nhà kinh tế dự báo bốn ngân hàng trung ương này có thể tạm ngưng chuỗi tăng lãi suất từ nay cho tới cuối năm nay, nếu sức ép lạm phát dịu đi trong những tháng tới.
Tại Hàn Quốc, mức lãi suất cơ bản 3,25% hiện vẫn thấp hơn 2 điểm % so với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) vẫn phải trải qua chặng đường dài trước khi đưa lãi suất trở lại mức bình thường.
Cách đây hai tháng, hầu hết các nhà kinh tế đều dự báo BOK sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát mà trong tháng 8/2011 đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng qua là 5,3%.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của hãng tin Reuters vừa tiến hành cho thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng BOK sẽ không tăng lãi suất nữa trong năm nay trong bối cảnh nỗi lo ngại về kinh tế Mỹ và châu Âu đang gia tăng.
Bank Indonesia (BI) - ngân hàng Trung ương Indonesia - đã giữ nguyên lãi suất huy động ở mức 6,5% như dự báo, nhưng nới rộng biên độ lãi suất cho vay liên ngân hàng.
Biện pháp này cho phép các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh sự biến động mạnh về tiền mặt và đẩy lãi suất thị trường xuống thấp hơn theo yêu cầu. BI đã giữ nguyên lãi suất kể từ tháng 2/2011, tức là tăng kém quyết liệt hơn rất nhiều so với các ngân hàng trung ương châu Á khác, mặc dù Indonesia vẫn đang vật lộn để kiểm soát lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát ở nước này trong tháng 8/2011 đã tăng lên 5,15%, tức là trên ngưỡng 5% mà một quan chức ngân hàng từng nói là sẽ thúc đẩy BI tăng lãi suất.
BI cho hay kinh tế toàn cầu tăng chậm lại có thể kiềm chế đà tăng trưởng của Indonesia, nhưng cũng có thể làm giảm sức ép lạm phát.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Philippines giữ nguyên lãi suất đi vay qua đêm ở mức 4,5% trong tháng thứ ba liên tiếp, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng lạm phát đang dịu bớt, mở đường cho ngân hàng này tạm ngừng chuỗi tăng lãi suất kéo dài.
Ngân hàng Trung ương Philippines cũng đã hạ mức dự báo lạm phát trung bình năm 2011 và 2012. Ngân hàng trung ương Malaysia, duy trì lãi suất ở mức 3%, kèm theo kết luận tương tự về lạm phát.
Sức ép lạm phạt đã gia tăng tại Hàn Quốc và Indonesia trong tháng 8/2011 và Hàn Quốc ngày 8/9 đã thừa nhận nước này có thể không đạt mục tiêu lạm phát 4% trong năm nay. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nỗi lo kinh tế Mỹ có thể tái rơi vào suy thoái đang đặt các nhà hoạch định chính sách của châu Á trong trạng thái chờ đợi.
Tại các cuộc họp chính sách tiền tệ trong tuần này, các ngân hàng trung ương Australia, Nhật Bản, Canada và Thụy Điển đều không thay đổi lãi suất. Động thái chung này phản ánh nỗi lo ngày càng tăng của chính phủ các nước trên toàn cầu về thể trạng của nền kinh tế thế giới./.
Động thái này có thể xem như các ngân hàng trung ương "tạm ngưng cuộc chiến" đối phó với lạm phát, nhằm đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ và châu Âu đối với nền kinh tế trong nước.
Một số nhà kinh tế dự báo bốn ngân hàng trung ương này có thể tạm ngưng chuỗi tăng lãi suất từ nay cho tới cuối năm nay, nếu sức ép lạm phát dịu đi trong những tháng tới.
Tại Hàn Quốc, mức lãi suất cơ bản 3,25% hiện vẫn thấp hơn 2 điểm % so với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) vẫn phải trải qua chặng đường dài trước khi đưa lãi suất trở lại mức bình thường.
Cách đây hai tháng, hầu hết các nhà kinh tế đều dự báo BOK sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát mà trong tháng 8/2011 đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng qua là 5,3%.
Tuy nhiên, cuộc điều tra của hãng tin Reuters vừa tiến hành cho thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng BOK sẽ không tăng lãi suất nữa trong năm nay trong bối cảnh nỗi lo ngại về kinh tế Mỹ và châu Âu đang gia tăng.
Bank Indonesia (BI) - ngân hàng Trung ương Indonesia - đã giữ nguyên lãi suất huy động ở mức 6,5% như dự báo, nhưng nới rộng biên độ lãi suất cho vay liên ngân hàng.
Biện pháp này cho phép các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh sự biến động mạnh về tiền mặt và đẩy lãi suất thị trường xuống thấp hơn theo yêu cầu. BI đã giữ nguyên lãi suất kể từ tháng 2/2011, tức là tăng kém quyết liệt hơn rất nhiều so với các ngân hàng trung ương châu Á khác, mặc dù Indonesia vẫn đang vật lộn để kiểm soát lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát ở nước này trong tháng 8/2011 đã tăng lên 5,15%, tức là trên ngưỡng 5% mà một quan chức ngân hàng từng nói là sẽ thúc đẩy BI tăng lãi suất.
BI cho hay kinh tế toàn cầu tăng chậm lại có thể kiềm chế đà tăng trưởng của Indonesia, nhưng cũng có thể làm giảm sức ép lạm phát.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Philippines giữ nguyên lãi suất đi vay qua đêm ở mức 4,5% trong tháng thứ ba liên tiếp, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng lạm phát đang dịu bớt, mở đường cho ngân hàng này tạm ngừng chuỗi tăng lãi suất kéo dài.
Ngân hàng Trung ương Philippines cũng đã hạ mức dự báo lạm phát trung bình năm 2011 và 2012. Ngân hàng trung ương Malaysia, duy trì lãi suất ở mức 3%, kèm theo kết luận tương tự về lạm phát.
Sức ép lạm phạt đã gia tăng tại Hàn Quốc và Indonesia trong tháng 8/2011 và Hàn Quốc ngày 8/9 đã thừa nhận nước này có thể không đạt mục tiêu lạm phát 4% trong năm nay. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nỗi lo kinh tế Mỹ có thể tái rơi vào suy thoái đang đặt các nhà hoạch định chính sách của châu Á trong trạng thái chờ đợi.
Tại các cuộc họp chính sách tiền tệ trong tuần này, các ngân hàng trung ương Australia, Nhật Bản, Canada và Thụy Điển đều không thay đổi lãi suất. Động thái chung này phản ánh nỗi lo ngày càng tăng của chính phủ các nước trên toàn cầu về thể trạng của nền kinh tế thế giới./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)