Trên 50 công ty đến từ 9 quốc gia và vũng lãnh thổ đã tham dự Triển lãm quốc tế về thiết bị ngành May và nguyên phụ liệu, kéo dài từ ngày 14-16/11, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E, Cung Văn hóa Hữu nghị, số 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Phát biểu tại buổi họp báo sáng 14/11, ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, mục đích của triển lãm là tạo điều kiện để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội tìm hiểu, cập nhật và lựa chọn các chủng loại thiết bị công nghệ hiện đại được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới nhằm phục vụ công tác đầu tư phát triển.
Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm lần này sẽ được giới thiệu các máy móc thiết bị trong lĩnh vực: thiết bị may, thêu, phần mềm kỹ thuật số cho máy thêu, cắt và trải vải, bàn ủi phẳng và ủi ép, thiết bị làm lạnh, hệ thống làm lạnh dạng mở... phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp.
"Mục đích của ngành dệt may là tăng tỷ lệ nội địa hóa với những máy móc có tính tự động hóa cao, qua đó giúp nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh với thế giới," ông Hoàng Vệ Dũng nhấn mạnh.
Kết thúc 10 tháng, toàn ngành dệt may đã xuất khẩu được 12,8 tỷ USD và dự kiến cả năm 2012 sẽ cán đích 17 tỷ USD, tăng từ 7,7-8% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013, mục tiêu đặt ra của ngành sẽ có mức tăng trưởng từ 13-15% và giải pháp chính của Tập đoàn là tập trung mạnh mẽ nhất vào công tác xúc tiến thương mại, nhất là những thị trường tiềm năng mới như Nhật Bản, Nga...
Đích ngắm tiếp theo trong giai đoạn từ 2017-2020 sẽ đứng vào hàng thứ hai hoặc thứ ba trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới và đến năm 2020 dệt may Việt Nam sẽ có từ 5-7% các thương hiệu lớn hội nhập với thị trường thế giới./.
Phát biểu tại buổi họp báo sáng 14/11, ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, mục đích của triển lãm là tạo điều kiện để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội tìm hiểu, cập nhật và lựa chọn các chủng loại thiết bị công nghệ hiện đại được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới nhằm phục vụ công tác đầu tư phát triển.
Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm lần này sẽ được giới thiệu các máy móc thiết bị trong lĩnh vực: thiết bị may, thêu, phần mềm kỹ thuật số cho máy thêu, cắt và trải vải, bàn ủi phẳng và ủi ép, thiết bị làm lạnh, hệ thống làm lạnh dạng mở... phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp.
"Mục đích của ngành dệt may là tăng tỷ lệ nội địa hóa với những máy móc có tính tự động hóa cao, qua đó giúp nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh với thế giới," ông Hoàng Vệ Dũng nhấn mạnh.
Kết thúc 10 tháng, toàn ngành dệt may đã xuất khẩu được 12,8 tỷ USD và dự kiến cả năm 2012 sẽ cán đích 17 tỷ USD, tăng từ 7,7-8% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013, mục tiêu đặt ra của ngành sẽ có mức tăng trưởng từ 13-15% và giải pháp chính của Tập đoàn là tập trung mạnh mẽ nhất vào công tác xúc tiến thương mại, nhất là những thị trường tiềm năng mới như Nhật Bản, Nga...
Đích ngắm tiếp theo trong giai đoạn từ 2017-2020 sẽ đứng vào hàng thứ hai hoặc thứ ba trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới và đến năm 2020 dệt may Việt Nam sẽ có từ 5-7% các thương hiệu lớn hội nhập với thị trường thế giới./.
Đức Duy (Vietnam+)