Tại hội nghị triển khai dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) của Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/11, ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, cho biết với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (trong đó có 286.000 USD là vốn đối ứng), giai đoạn 2011-2015, thành phố sẽ nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Với số vốn đầu tư này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật; tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi qua việc áp dụng các phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP), giảm tỷ lệ chết của vật nuôi, rút ngắn thời gian vỗ béo, chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học tại các trang trại của nông hộ.
Ngoài ra, dự án sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi thông qua hỗ trợ các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ và các chợ bán thịt tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
Ông Nguyễn Phước Trung nhấn mạnh, dự án sẽ tập trung vào đối tượng là hộ chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả từ khu vực chăn nuôi quy mô gia đình, giảm thiểu ô nhiễm và tác động ô nhiễm từ chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh.
Thực hiện dự án này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng mô hình thực hành chăn nuôi VietGAHP tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn các quận, huyện tập trung chăn nuôi như Củ Chi, Hóc Môn, trong đó đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi và an toàn sinh học; xây dựng bốn nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón từ chất thải chăn nuôi tại huyện Củ Chi; xây dựng, cải tạo 40 chợ thực phẩm tươi sống và 10 cơ sở giết mổ; đồng thời xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi từ sản xuất thức ăn gia súc đến trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ và tiêu thụ./.
Với số vốn đầu tư này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật; tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi qua việc áp dụng các phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP), giảm tỷ lệ chết của vật nuôi, rút ngắn thời gian vỗ béo, chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học tại các trang trại của nông hộ.
Ngoài ra, dự án sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi thông qua hỗ trợ các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ và các chợ bán thịt tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
Ông Nguyễn Phước Trung nhấn mạnh, dự án sẽ tập trung vào đối tượng là hộ chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả từ khu vực chăn nuôi quy mô gia đình, giảm thiểu ô nhiễm và tác động ô nhiễm từ chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh.
Thực hiện dự án này, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng mô hình thực hành chăn nuôi VietGAHP tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn các quận, huyện tập trung chăn nuôi như Củ Chi, Hóc Môn, trong đó đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi và an toàn sinh học; xây dựng bốn nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón từ chất thải chăn nuôi tại huyện Củ Chi; xây dựng, cải tạo 40 chợ thực phẩm tươi sống và 10 cơ sở giết mổ; đồng thời xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi từ sản xuất thức ăn gia súc đến trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ và tiêu thụ./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)