Dự án nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống càphê, ca cao chất lượng cao đáp ứngnhu cầu giống cho chương trình tái canh càphê và chương trình phát triển ca cao,do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên làm chủ đầu tư, với tổng sốvốn là 66,2 tỷ đồng.
Dự án tập trung vào chăm sóc và khai thác các diện tích đã có ở giai đoạn trước.Hàng năm, các hoạt động từ dự án sẽ cung cấp 20 tấn hạt lai đa dòng càphê vối, 3tấn hạt giống càphê chè chất lượng cao đồng thời cung ứng 2 triệu chồi ghép phụcvụ nhu cầu tái canh và trồng mới mỗi năm từ 20.000-22.000ha càphê.
Đối với ca cao, dự án cung cấp 1,5 triệu chồi ghép, 300.000-400.000 cây ca caoghép và 1 tấn hạt giống ca cao đảm bảo đủ giống trồng hàng năm theo kế hoạch.
Bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất giống đầu dòng, hạt lai, giống thương phẩm, dựán sẽ xây dựng 4ha mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống mới, gồm 2hacàphê vối tại khu vực Tây Nguyên; 1ha càphê chè tại miền núi phía Bắc và 1ha cacao tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
Ngoài ra, dự án đào tạo tập huấn 2 cán bộ kỹ thuật tại Ấn Độ về sản xuất giốngcàphê và 2 cán bộ về sản xuất giống ca cao tại Cote d'Ivoire đồng thời đào tạo600 lượt cán bộ trong nước về công nghệ sản xuất giống càphê, ca cao.
Để dự án đạt hiệu quả cao và góp phần phát triển bền vững đối với cây càphê, cacao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu Viện Khoa học Kỹ thuật Nônglâm nghiệp Tây Nguyên nhanh chóng nhân và chuyển giao giống tốt cho trồng táicanh. Các tỉnh cần có chính sách hỗ trợ nhân giống và kiểm soát chặt chẽ việcsản xuất kinh doanh giống cà phê tại địa phương.
Ngoài ra, Cục chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục Trồng trọtxây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với chất lượng càphê xuất khẩu, hoànthiện quy trình VietGAP đối với càphê theo hướng tiếp cận với các quy trìnhchứng nhận quốc tế…/.