ADB cần đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp châu Á

ADB cần đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành nông nghiệp ở các quốc gia trong khu vực châu Á nhằm tăng cường an ninh lương thực.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần dành thêm nguồn tài chính, đầu tư nhiềuhơn nữa cho ngành nông nghiệp ở các quốc gia trong khu vực châu Á nhằm tăngcường an ninh lương thực, chống lại tình trạng lạm phát do giá lương thực tăngcao như hiện nay.

Đây là ý kiến của nhiều Thống đốc Ngân hàng Trung ương đến từ các quốc giathành viên của ADB cũng như các đại biểu đến từ các quốc gia lớn trên thế giới,tại Phiên họp toàn thể thứ nhất của Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 chiều5/5 tại Hà Nội.

Theo đại diện của Ấn Độ, lạm phát có xu hướng tăng cao trong khu vực hiệnnay đang gây ra những tác động bất lợi với tầng lớp dân nghèo ở mỗi quốc gia vàcả khu vực. Vì vậy, cùng với ưu tiên dành nguồn lực cho mục tiêu giảm nhẹ thiêntai, ADB cần thúc đẩy đầu tư vào khu vực nông nghiệp, tăng cường sự liên kếtthông qua hình thức hợp tác công-tư để phát triển nguồn nước, giống, nhằm hỗ trợcho ngành nông nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, ADB cũng cần thúc đẩy các liên kết mềm nhằm đẩy mạnh việc hợptác, chia sẻ thông tin, cùng nhau giải quyết các vấn đề về dịch bệnh, thiên taitrong khu vực.

Đại diện Ấn Độ cũng đề nghị ADB sớm tìm ra một cơ chế hiệu quả để kết nốikhu vực châu Á với châu Phi, tăng cường hợp tác Nam-Nam; đồng thời kêu gọi cácnước thành viên ADB tích cực hỗ trợ, đóng góp nhiều hơn nữa cho nguồn quỹ củaADB để tăng thêm nguồn lực phát triển và giải quyết các thách thức của khu vực.

Đồng quan điểm này, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính phụ trách thị trường quốctế và phát triển của Hoa Kỳ, bà Marisa Lago đã cảnh báo lạm phát cao đi kèm vớigiá lương thực và nhiên liệu tăng cao đang đe dọa sự phục hồi của khu vực châuÁ. Trong khi đó, tầng lớp dân nghèo lại chưa được hỗ trợ thích đáng về lươngthực và năng lượng để chống chọi với cú sốc này. Vì vậy, để có được sự tăngtrưởng bền vững, các quốc gia phát triển ở châu Á cần chia sẻ thặng dư thươngmại với các nước đang phát triển.

Hoa Kỳ cũng mong muốn ADB duy trì mức cho vay điều hòa hơn để giúp cácquốc gia kém phát triển - những quốc gia đang rất cần các nguồn lực của ADB đểphát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách. Bà Larisa cũng cho rằng việc bổ sungvào quỹ của ADB là rất quan trọng và Hoa Kỳ sẽ hợp tác với ADB và các tổ chứctài chính khác để tối đa nguồn vốn này.

Đại diện của Đức cũng cho rằng phát triển nông nghiệp cần được đưa trở lạivào trọng tâm đầu tư của ADB trong thời gian tới, để đảm bảo an ninh lương thựckhu vực, chống chọi hiệu quả với nạn lạm phát và giá cả lương thực tăng cao.

Chỉ ra những thách thức của khu vực, đại diện Hàn Quốc đề nghị thành lậpmột Ủy ban tầm nhìn châu Á do ADB dẫn dắt để tăng cường tính liên kết giữa cácquốc gia thành viên, chia sẻ tri thức và giải quyết hiệu quả các thách thức vềbất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo.

Đại diện Hàn Quốc cũng cho rằng sự phục hồi và tăng trưởng của châu Á làkết quả của việc tái cơ cấu kinh tế. Để đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững và cânbằng, ADB cần có chính sách linh hoạt hơn, tạo điều kiện tăng thêm nguồn vốn chocác nước nghèo trong khu vực...

Các đại biểu cũng đề nghị ADB cần tập trung đầu tư hơn nữa cho xuất khẩuvà cơ sở hạ tầng trong khu vực để loại bỏ các nút thắt về nguồn cung. Theo đó,ADB tiếp tục hỗ trợ các nước châu Á phát triển thị trường, kết nối mạng lướicung ứng. Cùng với việc tăng vốn theo sáng kiến của các nước G20, ADB cần tiếptục cải cách về quản trị, cũng như tăng cường hợp tác với WB, IMF và các nước G8để tăng cường sức mạnh.

Trước đó, Chủ tịch ADB Kuroda và Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính HànQuốc Jeung-Hyun Yoon đã ký Hiệp định gia hạn và mở rộng hỗ trợ của Hàn Quốc (HànQuốc cung cấp 550 triệu USD) với các dự án phát triển của ADB ở khu vực châuÁ-Thái Bình Dương như năng lượng tái tạo, nước, giao thông bền vững, giáo dục,tài chính, quản trị điều hành.

Tối cùng ngày, tại Hoàng thành Thăng Long, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoạigiao Phạm Gia Khiêm đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng các khách quý đếnViệt Nam tham dự Hội nghị thường niên ADB 2011./.

Sự-Anh (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục