Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa lên tiếng cảnh báo rằng các nền kinh tế châu Á khao khát tăng trưởng mà bỏ qua giai đoạn công nghiệp hóa trong lúc chuyển trọng tâm phát triển và muốn nhảy vọt từ nông nghiệp sang dịch vụ có thể rơi vào "bẫy thu nhập trung bình."
Nhà kinh tế trưởng của ADB, Changyong Rhee, khuyến nghị các nền kinh tế thu nhập thấp trong khu vực nên tập trung vào phát triển các ngành chế tạo để (đổi lại) có thể tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao và nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp.
Theo nhà kinh tế Rhee, hiện phần lớn các nền kinh tế châu Á đang chuyển hướng trực tiếp từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, bỏ qua công nghiệp hóa. Tuy nhiên, trong lịch sử, gần như không có một quốc gia nào trở thành nước có thu nhập cao nào mà không tiến hành công nghiệp hóa ở một mức độ đáng kể.
Ông Rhee cho biết nghiên cứu mà ADB thực hiện đối với 100 quốc gia đã cho thấy, ở các nền kinh tế vươn lên được thang bậc thu nhập cao với thu nhập bình quân đầu người trên 15.000 USD, lĩnh vực chế tạo đóng góp ít nhất 18% GDP và tổng số việc làm được tạo ra trong một thời kỳ dài. Nếu không đạt đến ngưỡng này, một quốc gia sẽ khó có thể tránh được "bẫy thu nhập trung bình."
Theo ADB, Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan nằm trong số các quốc gia châu Á chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong phát triển kinh tế và đã không tiến hành công nghiệp hóa trong lĩnh vực dịch vụ.
Các nước này chỉ tạo được việc làm trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng thấp do thiếu ngành chế tạo trọng yếu. Nếu không có ngành này, một quốc gia sẽ không dễ phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao như pháp lý hay công nghệ thông tin.
Nghiên cứu của ADB chỉ ra rằng ngành nông nghiệp chiếm chỉ 10,9% tổng GDP của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ từ Trung Á tới các quốc đảo ở Thái Bình Dương, không tính Nhật Bản, song lại giải quyết tới 42,8 nhu cầu việc làm ở khu vực này.
Hồi tháng Bảy, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng của châu Á từ 6,6% xuống 6,3%, do tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại./.
Nhà kinh tế trưởng của ADB, Changyong Rhee, khuyến nghị các nền kinh tế thu nhập thấp trong khu vực nên tập trung vào phát triển các ngành chế tạo để (đổi lại) có thể tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao và nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp.
Theo nhà kinh tế Rhee, hiện phần lớn các nền kinh tế châu Á đang chuyển hướng trực tiếp từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, bỏ qua công nghiệp hóa. Tuy nhiên, trong lịch sử, gần như không có một quốc gia nào trở thành nước có thu nhập cao nào mà không tiến hành công nghiệp hóa ở một mức độ đáng kể.
Ông Rhee cho biết nghiên cứu mà ADB thực hiện đối với 100 quốc gia đã cho thấy, ở các nền kinh tế vươn lên được thang bậc thu nhập cao với thu nhập bình quân đầu người trên 15.000 USD, lĩnh vực chế tạo đóng góp ít nhất 18% GDP và tổng số việc làm được tạo ra trong một thời kỳ dài. Nếu không đạt đến ngưỡng này, một quốc gia sẽ khó có thể tránh được "bẫy thu nhập trung bình."
Theo ADB, Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan nằm trong số các quốc gia châu Á chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong phát triển kinh tế và đã không tiến hành công nghiệp hóa trong lĩnh vực dịch vụ.
Các nước này chỉ tạo được việc làm trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng thấp do thiếu ngành chế tạo trọng yếu. Nếu không có ngành này, một quốc gia sẽ không dễ phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao như pháp lý hay công nghệ thông tin.
Nghiên cứu của ADB chỉ ra rằng ngành nông nghiệp chiếm chỉ 10,9% tổng GDP của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ từ Trung Á tới các quốc đảo ở Thái Bình Dương, không tính Nhật Bản, song lại giải quyết tới 42,8 nhu cầu việc làm ở khu vực này.
Hồi tháng Bảy, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng của châu Á từ 6,6% xuống 6,3%, do tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại./.
Lê Minh (TTXVN)