Ngày 28/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 của khu vực ở mức 8,2%, cao hơn so với con số 7,5% theo dự báo đưa ra hồi đầu năm 2010, bởi vì trao đổi thương mại của khu vực đã được phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng từ cuộc khủng khoảng kinh tế-tài chính toàn cầu.
ADB cho biết năm 2011, tăng trưởng kinh tế của khu vực có thể giảm xuống mức 7,3%, trong khi đó, lạm phát sẽ được duy trì trong tầm kiểm soát của các ngân hàng trung ương - trung bình ở mức 4,1% năm 2010 và 3,9% vào năm 2011.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu Jong-Wha Lee của ADB cho rằng các nền kinh tế châu Á dường như đã có được sự phục hồi vững chắc, tuy nhiên, không nên chủ quan bởi vì vẫn tồn tại nhiều thách thức đối với sự tăng trưởng dài hạn và bền vững của khu vực này.
Mặt khác, chính quyền các nước châu Á cũng cần tập trung nỗ lực nhằm phát triển sâu rộng các thị trường tài chính, đồng thời thắt chặt các chính sách tiền tệ.
Trao đổi thương mại với các nước phương Tây sẽ tiếp tục là một động lực kinh tế quan trọng, tuy nhiên, các nước châu Á cần đa dạng hóa nguồn xuất khẩu, đồng thời tập trung vào trao đổi thương mại bên trong khu vực, trong bối cảnh có sự lo ngại về hiện tượng phục hồi kinh tế chậm chạp ở các nước công nghiệp phát triển.
Trong khi đó, Giám đốc chi nhánh ADB tại Trung Quốc Paul Heytens đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách nước này thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng nội địa và giảm bớt sự quá lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.
Ông Heytens nhấn mạnh rằng việc thiếu quyết đoán trong triển khai chương trình tái cân đối kinh tế là nguy cơ phá hoại sự phát triển bền vững.
ADB hoan nghênh việc Trung Quốc tuyên bố hồi tháng Sáu hướng tới một tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn, mặc dù còn nhiều ý kiến phê phán Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu.
ADB cũng cho rằng sự thay đổi của thị trường lao động đòi hỏi nhân công được đào tạo tốt hơn, trong khi những vấn đề về môi trường và sự quá tải ở các đô thị đe dọa kìm hãm sự phát triển của một châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Theo báo cáo mới nhất của ADB, khu vực Đông Á, trong đó có các nền kinh tế Hongkong, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, dự kiến có thể dẫn đầu khu vực với tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,6% trong năm 2010, cao hơn so với dự báo trước đó ở mức 8,3%.
Các nền kinh tế Đông Nam Á trong năm 2010 sẽ đạt mức tăng trưởng 7,4%, cao hơn so với dự báo trước đó ở mức 5,1%.
Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đang chứng kiến sự phát triển tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu.
Ấn Độ sẽ dẫn đầu khu vực Nam Á với tỷ lệ tăng trưởng 7,8% GDP trong năm nay, cao hơn con số dự kiến trước đây ở mức 7,4%.
Khu vực Trung Á, trong đó có Kazakhstan và Azerbaijan, có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 5,1%, cao hơn dự kiến trước đó ở mức 4,7%.
Các quốc đảo Thái Bình Dương năm 2010 sẽ đạt mức tăng trưởng 4,3%, cao hơn dự kiến trước đó ở mức 3,7%./.
ADB cho biết năm 2011, tăng trưởng kinh tế của khu vực có thể giảm xuống mức 7,3%, trong khi đó, lạm phát sẽ được duy trì trong tầm kiểm soát của các ngân hàng trung ương - trung bình ở mức 4,1% năm 2010 và 3,9% vào năm 2011.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu Jong-Wha Lee của ADB cho rằng các nền kinh tế châu Á dường như đã có được sự phục hồi vững chắc, tuy nhiên, không nên chủ quan bởi vì vẫn tồn tại nhiều thách thức đối với sự tăng trưởng dài hạn và bền vững của khu vực này.
Mặt khác, chính quyền các nước châu Á cũng cần tập trung nỗ lực nhằm phát triển sâu rộng các thị trường tài chính, đồng thời thắt chặt các chính sách tiền tệ.
Trao đổi thương mại với các nước phương Tây sẽ tiếp tục là một động lực kinh tế quan trọng, tuy nhiên, các nước châu Á cần đa dạng hóa nguồn xuất khẩu, đồng thời tập trung vào trao đổi thương mại bên trong khu vực, trong bối cảnh có sự lo ngại về hiện tượng phục hồi kinh tế chậm chạp ở các nước công nghiệp phát triển.
Trong khi đó, Giám đốc chi nhánh ADB tại Trung Quốc Paul Heytens đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách nước này thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng nội địa và giảm bớt sự quá lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.
Ông Heytens nhấn mạnh rằng việc thiếu quyết đoán trong triển khai chương trình tái cân đối kinh tế là nguy cơ phá hoại sự phát triển bền vững.
ADB hoan nghênh việc Trung Quốc tuyên bố hồi tháng Sáu hướng tới một tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn, mặc dù còn nhiều ý kiến phê phán Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu.
ADB cũng cho rằng sự thay đổi của thị trường lao động đòi hỏi nhân công được đào tạo tốt hơn, trong khi những vấn đề về môi trường và sự quá tải ở các đô thị đe dọa kìm hãm sự phát triển của một châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Theo báo cáo mới nhất của ADB, khu vực Đông Á, trong đó có các nền kinh tế Hongkong, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, dự kiến có thể dẫn đầu khu vực với tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,6% trong năm 2010, cao hơn so với dự báo trước đó ở mức 8,3%.
Các nền kinh tế Đông Nam Á trong năm 2010 sẽ đạt mức tăng trưởng 7,4%, cao hơn so với dự báo trước đó ở mức 5,1%.
Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đang chứng kiến sự phát triển tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu.
Ấn Độ sẽ dẫn đầu khu vực Nam Á với tỷ lệ tăng trưởng 7,8% GDP trong năm nay, cao hơn con số dự kiến trước đây ở mức 7,4%.
Khu vực Trung Á, trong đó có Kazakhstan và Azerbaijan, có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 5,1%, cao hơn dự kiến trước đó ở mức 4,7%.
Các quốc đảo Thái Bình Dương năm 2010 sẽ đạt mức tăng trưởng 4,3%, cao hơn dự kiến trước đó ở mức 3,7%./.
(TTXVN/Vietnam+)