Ngày 7/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.
Cụ thể, khoản vay trị giá 74 triệu USD từ Quỹ Phát triển Châu Á của ADB (ADF) sẽ tài trợ cho dự án Hỗ trợ nông nghiệp phát thải khí các-bon thấp. Mục tiêu của dự án là xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quản lý chất thải. Bên cạnh đó, dự án cũng cung cấp tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học, tạo thuận lợi cho việc triển khai những công nghệ tiên tiến và quản lý chất thải nông nghiệp.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nông nghiệp là lĩnh vực tạo ra lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất tại Việt Nam (50%), trong đó chăn nuôi chiếm 35% lượng phát thải khí nhà kính. Thế nhưng, một thực tế là ngành chăn nuôi cũng góp phần vào việc giảm nghèo và đem lại sự thịnh vượng về kinh tế ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, số nông dân và các doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn hoạt động trong ngành chăn nuôi đang ngày càng tăng lên, tạo sức ép lớn đối với môi trường.
Chính vì vậy, khi dự án hoàn thành sẽ làm giảm ô nhiễm từ chất thải nông nghiệp và xây dựng một môi trường và cuộc sống trong sạch hơn cho 10 tỉnh bao gồm: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm tổng thể về các hoạt động của Dự án, Agribank và Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương tham gia vào Hợp phần tín dụng của dự án.
Trong khi đó, một khoản vay khác từ Quỹ ADF trị giá 37,88 triệu USD được sử dụng cho Quỹ hỗ trợ xây dựng và chuẩn bị dự án để giúp Chính phủ Việt Nam khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả viện trợ.
Theo báo cáo rà soát danh mục đầu tư tại Việt Nam của ADB, phải mất rất nhiều thời gian kể từ khi chuẩn bị dự án cho đến khi khoản vay có hiệu lực, khởi động dự án và phê duyệt hợp đồng đầu tiên. Điều này gây ra những khó khăn không cần thiết trong việc triển khai thực hiện, làm tăng các chi phí giao dịch, làm trì hoãn những lợi ích phát triển và vì thế làm giảm hiệu quả viện trợ và hiệu suất đầu tư./.
Cụ thể, khoản vay trị giá 74 triệu USD từ Quỹ Phát triển Châu Á của ADB (ADF) sẽ tài trợ cho dự án Hỗ trợ nông nghiệp phát thải khí các-bon thấp. Mục tiêu của dự án là xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quản lý chất thải. Bên cạnh đó, dự án cũng cung cấp tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học, tạo thuận lợi cho việc triển khai những công nghệ tiên tiến và quản lý chất thải nông nghiệp.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nông nghiệp là lĩnh vực tạo ra lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất tại Việt Nam (50%), trong đó chăn nuôi chiếm 35% lượng phát thải khí nhà kính. Thế nhưng, một thực tế là ngành chăn nuôi cũng góp phần vào việc giảm nghèo và đem lại sự thịnh vượng về kinh tế ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, số nông dân và các doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn hoạt động trong ngành chăn nuôi đang ngày càng tăng lên, tạo sức ép lớn đối với môi trường.
Chính vì vậy, khi dự án hoàn thành sẽ làm giảm ô nhiễm từ chất thải nông nghiệp và xây dựng một môi trường và cuộc sống trong sạch hơn cho 10 tỉnh bao gồm: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm tổng thể về các hoạt động của Dự án, Agribank và Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương tham gia vào Hợp phần tín dụng của dự án.
Trong khi đó, một khoản vay khác từ Quỹ ADF trị giá 37,88 triệu USD được sử dụng cho Quỹ hỗ trợ xây dựng và chuẩn bị dự án để giúp Chính phủ Việt Nam khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả viện trợ.
Theo báo cáo rà soát danh mục đầu tư tại Việt Nam của ADB, phải mất rất nhiều thời gian kể từ khi chuẩn bị dự án cho đến khi khoản vay có hiệu lực, khởi động dự án và phê duyệt hợp đồng đầu tiên. Điều này gây ra những khó khăn không cần thiết trong việc triển khai thực hiện, làm tăng các chi phí giao dịch, làm trì hoãn những lợi ích phát triển và vì thế làm giảm hiệu quả viện trợ và hiệu suất đầu tư./.
Thúy Hà (Vietnam+)