Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh Lý Thường Kiệt Thành phố Hồ Chí Minh vừa cam kết dành 1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường trong dịp Tết Giáp Ngọ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến hết ngày 31/03/2014.
Cụ thể, vốn cho vay trung hạn 600 tỷ đồng với lãi suất 10 %/năm, cho vay ngắn hạn 400 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm.
Sau hơn 10 năm thực hiện, chương trình bình ổn giá đã có những đóng góp rất tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần sẻ chia những khó khăn đối với người dân có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.
Đến nay, trên địa bàn thành phố có 6.439 điểm bán bình ổn, trong đó có 2.784 điểm bán bình ổn các mặt hàng lương thực – thực phẩm thiết yếu; 512 điểm bán bình ổn các mặt hàng phục vụ mùa khai trường; 1.119 điểm bán bình ổn mặt hàng sữa và 2.024 điểm bán bình ổn các mặt hàng dược phẩm thiết yếu.
Chương trình bình ổn thị trường với 90 – 95% là hàng hoá sản xuất trong nước đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy phát triển hợp tác thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn liên kết với người sản xuất các tỉnh, thành đầu tư sản xuất kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Số lượng đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá năm 2013 là 64 doanh nghiệp, tăng 16 doanh nghiệp so với năm 2012. Chương trình sẽ được thực hiện bắt đầu từ 01/04/2013 - 31/03/2014./.
Cụ thể, vốn cho vay trung hạn 600 tỷ đồng với lãi suất 10 %/năm, cho vay ngắn hạn 400 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm.
Sau hơn 10 năm thực hiện, chương trình bình ổn giá đã có những đóng góp rất tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần sẻ chia những khó khăn đối với người dân có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố.
Đến nay, trên địa bàn thành phố có 6.439 điểm bán bình ổn, trong đó có 2.784 điểm bán bình ổn các mặt hàng lương thực – thực phẩm thiết yếu; 512 điểm bán bình ổn các mặt hàng phục vụ mùa khai trường; 1.119 điểm bán bình ổn mặt hàng sữa và 2.024 điểm bán bình ổn các mặt hàng dược phẩm thiết yếu.
Chương trình bình ổn thị trường với 90 – 95% là hàng hoá sản xuất trong nước đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thúc đẩy phát triển hợp tác thương mại giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn liên kết với người sản xuất các tỉnh, thành đầu tư sản xuất kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Số lượng đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá năm 2013 là 64 doanh nghiệp, tăng 16 doanh nghiệp so với năm 2012. Chương trình sẽ được thực hiện bắt đầu từ 01/04/2013 - 31/03/2014./.
Thu Hương (Vietnam+)