Ngày 20/11, Hội đồng nghiệp đoàn báo chí (JSC) Ai Cập đã họp khẩn và bỏ phiếu nhất trí rút khỏi Hội đồng Lập hiến (CA), cơ quan có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp mới của nước này.
Trong một tuyên bố, JSC đã cáo buộc bản dự thảo hiến pháp hiện nay đi ngược lại tự do ngôn luận, đồng thời chỉ trích Hội đồng Lập hiến "coi thường" các yêu cầu của báo giới trong việc bảo vệ tính độc lập của báo chí, ngăn cấm việc đóng cửa các phương tiện truyền thông và việc tịch thu các ấn phẩm báo chí.
Cùng ngày, đại diện của nghiệp đoàn nông dân, ông Mohamed Abdel-Qader cũng thông báo rút khỏi Hội đồng Lập hiến với lý do cơ quan này đã phớt lờ các yêu cầu của người nông dân trong việc cung cấp các dịch vụ thủy lợi và giao đất canh tác cho các thanh niên.
Chia rẽ nội bộ và xung đột ý thức hệ kéo dài mấy tháng nay trong Hội đồng Lập hiến đã tái bùng phát vào ngày 18/11 khi hơn 30 người trong số 100 thành viên của hội đồng, trong đó có đại diện của tất cả các Giáo hội, quyết định rút lui khỏi cơ quan này để phản đối các lực lượng Hồi giáo thao túng tiến trình soạn thảo hiến pháp nhằm biến Ai Cập thành một nhà nước Hồi giáo cực đoan.
Vào tháng 4/2012, hội đồng này từng bị Tòa án Hành chính Tối cao ra phán quyết giải tán với lý do không mang tính đại diện cho xã hội Ai Cập.
Trong khi đó, ngày 19/11, Hội đồng Lập hiến đã cam kết rằng hiến pháp mới sẽ được soạn thảo cẩn thận, theo hướng không nhằm tạo ra một nhà nước Hồi giáo.
Tổng thư ký Hội đồng Lập hiến, ông Amr Darag cho biết các thành viên hội đồng đã dành 60.000 giờ nghiên cứu từng điều khoản trong dự thảo, và hiện đã hoàn tất khoảng 100 điều khoản. Theo ông Darag, hiến pháp mới sẽ chia sẻ quyền hành pháp giữa tổng thống và thủ tướng, và tổng thống sẽ không có quyền bổ nhiệm trưởng công tố./.
Trong một tuyên bố, JSC đã cáo buộc bản dự thảo hiến pháp hiện nay đi ngược lại tự do ngôn luận, đồng thời chỉ trích Hội đồng Lập hiến "coi thường" các yêu cầu của báo giới trong việc bảo vệ tính độc lập của báo chí, ngăn cấm việc đóng cửa các phương tiện truyền thông và việc tịch thu các ấn phẩm báo chí.
Cùng ngày, đại diện của nghiệp đoàn nông dân, ông Mohamed Abdel-Qader cũng thông báo rút khỏi Hội đồng Lập hiến với lý do cơ quan này đã phớt lờ các yêu cầu của người nông dân trong việc cung cấp các dịch vụ thủy lợi và giao đất canh tác cho các thanh niên.
Chia rẽ nội bộ và xung đột ý thức hệ kéo dài mấy tháng nay trong Hội đồng Lập hiến đã tái bùng phát vào ngày 18/11 khi hơn 30 người trong số 100 thành viên của hội đồng, trong đó có đại diện của tất cả các Giáo hội, quyết định rút lui khỏi cơ quan này để phản đối các lực lượng Hồi giáo thao túng tiến trình soạn thảo hiến pháp nhằm biến Ai Cập thành một nhà nước Hồi giáo cực đoan.
Vào tháng 4/2012, hội đồng này từng bị Tòa án Hành chính Tối cao ra phán quyết giải tán với lý do không mang tính đại diện cho xã hội Ai Cập.
Trong khi đó, ngày 19/11, Hội đồng Lập hiến đã cam kết rằng hiến pháp mới sẽ được soạn thảo cẩn thận, theo hướng không nhằm tạo ra một nhà nước Hồi giáo.
Tổng thư ký Hội đồng Lập hiến, ông Amr Darag cho biết các thành viên hội đồng đã dành 60.000 giờ nghiên cứu từng điều khoản trong dự thảo, và hiện đã hoàn tất khoảng 100 điều khoản. Theo ông Darag, hiến pháp mới sẽ chia sẻ quyền hành pháp giữa tổng thống và thủ tướng, và tổng thống sẽ không có quyền bổ nhiệm trưởng công tố./.
(TTXVN)