Theo AFP, nhánh al-Qaeda ở Bắc Phi (AQIM) đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Pháp và châu Phi phải tự tách mình khỏi “chính sách chiến tranh” do Paris thúc đẩy, nhằm giành lại quyền kiểm soát miền Bắc Mali từ tay lực lượng Hồi giáo vũ trang.
Trong một đoạn ghi hình đăng trên các trang web Hồi giáo, Thủ lĩnh Abu Musab Abdul Wadud của AQIM tuyên bố Tổng thống Pháp "Hollande và một số nhà lãnh đạo châu Phi, nếu muốn hòa bình và an ninh ở đất nước của mình, thì chúng tôi ủng hộ điều đó. Còn nếu các người muốn chiến tranh thì Sahara là một nghĩa địa thênh thang cho binh lính của các người và là một thảm họa cho những lợi ích của các người.”
Trong đoạn video với tựa đề “Xâm lược Mali: Cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Pháp,” nhân vật Hồi giáo cực đoan người Algeria nêu trên cáo buộc Pháp muốn chia rẽ Mali để tận hưởng các nguồn của cải ở nước này.
Tên này cho rằng “cái giá cho quyết định của ông Hollande sẽ rất đắt. Nước Pháp sáng suốt cần loại bỏ tổng thống này nếu họ muốn bảo vệ các lợi ích của nước mình.”
Trong diễn biến liên quan, các phái đoàn của Chính phủ Mali và hai nhóm phiến quân đang chiếm giữ miền Bắc Mali (gồm Ansar Dine và Phong trào Giải phóng Dân tộc Azawad - MNLA) cùng ngày đã lần đầu tiên tiến hành đàm phán ở Burkina Faso để tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng gây chia rẽ quốc gia Bắc Phi này./.
Trong một đoạn ghi hình đăng trên các trang web Hồi giáo, Thủ lĩnh Abu Musab Abdul Wadud của AQIM tuyên bố Tổng thống Pháp "Hollande và một số nhà lãnh đạo châu Phi, nếu muốn hòa bình và an ninh ở đất nước của mình, thì chúng tôi ủng hộ điều đó. Còn nếu các người muốn chiến tranh thì Sahara là một nghĩa địa thênh thang cho binh lính của các người và là một thảm họa cho những lợi ích của các người.”
Trong đoạn video với tựa đề “Xâm lược Mali: Cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Pháp,” nhân vật Hồi giáo cực đoan người Algeria nêu trên cáo buộc Pháp muốn chia rẽ Mali để tận hưởng các nguồn của cải ở nước này.
Tên này cho rằng “cái giá cho quyết định của ông Hollande sẽ rất đắt. Nước Pháp sáng suốt cần loại bỏ tổng thống này nếu họ muốn bảo vệ các lợi ích của nước mình.”
Trong diễn biến liên quan, các phái đoàn của Chính phủ Mali và hai nhóm phiến quân đang chiếm giữ miền Bắc Mali (gồm Ansar Dine và Phong trào Giải phóng Dân tộc Azawad - MNLA) cùng ngày đã lần đầu tiên tiến hành đàm phán ở Burkina Faso để tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng gây chia rẽ quốc gia Bắc Phi này./.
(Vietnam+)