Hàng ngàn vụ “sát hại” đê điều kéo dài từ năm này sang năm khác, cùng với đó là sự thiếu trách nhiệm của một số cấp chính quyền địa phương đã "uy hiếp" nghiêm trọng hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bệnh nhờn thuốc
Thống kê mới nhất của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho thấy, trên 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài gần 470km của thành phố đang tồn tại 4.700 trường hợp vi phạm Luật Đê điều. Trong số này có đến 440 trường hợp vi phạm phát sinh từ năm 2009 đến đầu năm 2010.
Các vi phạm diễn ra rất đa dạng, với đủ hình thức, song chủ yếu là xây dựng nhà cửa kiên cố, công trình trong phạm vi bảo vệ đê, kể cả lên mái đê và cơ đê; cải tạo nhà trong khu vực bãi sông; đào đất, xẻ đê; xây tường chắn, dựng lều quán bán hàng trên mặt đê, mái đê; đào ao, đào đất, làm mất tầng phủ chống thấm, gây mất ổn định cho đê...
Số vụ vi phạm nhiều như vậy nhưng việc xử lý, giải tỏa vi phạm lại không đáng kể. Nếu vào thời điểm giữa năm 2009, tổng số vụ vi phạm đê điều trên toàn thành phố là gần 5.200 trường hợp thì đợt ra quân giải tỏa vi phạm của Ủy ban Nhân dân thành phố, các quận, huyện, thị xã mới xử lý được 446 vụ vi phạm, chưa được 10%.
Thế nhưng ngay sau đó, toàn thành phố lại phát sinh 440 trường hợp vi phạm. Hầu hết các trường hợp vi phạm tập trung ven tuyến đê Hữu Hồng, Tả Đáy, về phía Nam thành phố, gồm các huyện Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì.
Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng
Theo quan sát của phóng viên, việc “sát hại” các tuyến đê diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại 36km đê Tả Đáy qua huyện Ứng Hòa, nơi tập trung đến hơn 40% tổng số vụ vi phạm toàn thành phố.
Đây là tuyến đê trọng yếu ngăn lũ sông Đà, thế nhưng người dân địa phương đã xây nhà cửa kiên cố ngay trên hành lang bảo vệ đê; mặt đê thành "mặt tiền" buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau. Thậm chí, họ còn sử dụng mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê làm nơi sản xuất, tập kết nguyên vật liệu.
Chi Cục trưởng Chi Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Đỗ Đức Thịnh cho biết tính riêng từ năm 2009 đến nay, tại huyện này đã xảy ra 185 vụ, chiếm 42% tổng số vụ vi phạm, trong đó có tới 56 vụ xây nhà kiên cố; nhiều vụ xây dựng ngay trên mái đê và cơ đê. Vi phạm diễn ra đặc biệt nghiêm trọng là tại các xã và thị trấn Vân Đình, Đồng Tiến, Hòa Nam, Hòa Phú.
Cũng theo ông Thịnh, tuyến đê Tả Đáy do không thường xuyên làm nhiệm vụ chống lũ nên chứa đựng rất nhiều ẩn họa. Mặt khác, do công trình Đậy Đáy có chu trình đóng mở cửa rất chậm nên khi có xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ rất lớn.
Chi cục đã có văn bản báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân thành phố về tình hình vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn huyện Ứng Hòa; đề nghị sở, thành phố chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện có những biện pháp hữu hiệu để xử lý, ngăn chặn vi phạm, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều. Song đến nay, tình hình vi phạm vẫn chưa được khắc phục.
“Một phần trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương bởi địa phương không xử lý triệt để ngay từ khi phát hiện vi phạm. Bây giờ việc xử lý là vô cùng khó khăn,” ông Thịnh cho hay.
“Gậy” chưa đủ mạnh?
Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 129/2007/NĐ-CP qui định xử phạt hành chính về đê điều. Đây là văn bản pháp lý qui định rõ các chế tài xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm đê điều.
Tiếp đó, tháng 3 năm nay, Nghị định số 04/2010/NĐ-CP qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống lụt bão đều bị xử phạt hành chính, tùy theo mức độ, tính chất của vụ việc.
Hai nghị định trên được coi như những “cây gậy” đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với các vi phạm về công trình đê điều, thủy lợi và phòng chống lụt bão. Thế nhưng thực tế cho thấy, trong thời gian qua, cơ quan có trách nhiệm và một số cấp chính quyền địa phương ở Hà Nội vẫn buông lỏng quản lý, chưa áp dụng triệt để các chế tài xử phạt để xử lý dứt điểm vi phạm, cùng với đó là sự đùn đẩy, đổ lỗi trách nhiệm lẫn nhau.
Hậu quả là vi phạm cũ không được xử lý đã phát sinh những vi phạm mới. Để rồi, năm nào thành phố cũng phải chi một khoản tiền không nhỏ cho việc giải tỏa vi phạm, duy tu đê điều, như năm 2010, ngân sách tu bổ đê điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp lên tới 10 tỷ đồng còn ngân sách thành phố cấp cũng tới hơn 19,34 tỷ đồng.
Mùa mưa bão năm 2010 đã đến gần, những biến đổi khí hậu và hệ lụy của nó là mưa lũ không theo quy luật và ngày càng khó lường. Dư luận không khỏi lo ngại về sự an toàn sống còn của đê điều Hà Nội./.
Bệnh nhờn thuốc
Thống kê mới nhất của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho thấy, trên 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài gần 470km của thành phố đang tồn tại 4.700 trường hợp vi phạm Luật Đê điều. Trong số này có đến 440 trường hợp vi phạm phát sinh từ năm 2009 đến đầu năm 2010.
Các vi phạm diễn ra rất đa dạng, với đủ hình thức, song chủ yếu là xây dựng nhà cửa kiên cố, công trình trong phạm vi bảo vệ đê, kể cả lên mái đê và cơ đê; cải tạo nhà trong khu vực bãi sông; đào đất, xẻ đê; xây tường chắn, dựng lều quán bán hàng trên mặt đê, mái đê; đào ao, đào đất, làm mất tầng phủ chống thấm, gây mất ổn định cho đê...
Số vụ vi phạm nhiều như vậy nhưng việc xử lý, giải tỏa vi phạm lại không đáng kể. Nếu vào thời điểm giữa năm 2009, tổng số vụ vi phạm đê điều trên toàn thành phố là gần 5.200 trường hợp thì đợt ra quân giải tỏa vi phạm của Ủy ban Nhân dân thành phố, các quận, huyện, thị xã mới xử lý được 446 vụ vi phạm, chưa được 10%.
Thế nhưng ngay sau đó, toàn thành phố lại phát sinh 440 trường hợp vi phạm. Hầu hết các trường hợp vi phạm tập trung ven tuyến đê Hữu Hồng, Tả Đáy, về phía Nam thành phố, gồm các huyện Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì.
Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng
Theo quan sát của phóng viên, việc “sát hại” các tuyến đê diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại 36km đê Tả Đáy qua huyện Ứng Hòa, nơi tập trung đến hơn 40% tổng số vụ vi phạm toàn thành phố.
Đây là tuyến đê trọng yếu ngăn lũ sông Đà, thế nhưng người dân địa phương đã xây nhà cửa kiên cố ngay trên hành lang bảo vệ đê; mặt đê thành "mặt tiền" buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau. Thậm chí, họ còn sử dụng mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê làm nơi sản xuất, tập kết nguyên vật liệu.
Chi Cục trưởng Chi Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Đỗ Đức Thịnh cho biết tính riêng từ năm 2009 đến nay, tại huyện này đã xảy ra 185 vụ, chiếm 42% tổng số vụ vi phạm, trong đó có tới 56 vụ xây nhà kiên cố; nhiều vụ xây dựng ngay trên mái đê và cơ đê. Vi phạm diễn ra đặc biệt nghiêm trọng là tại các xã và thị trấn Vân Đình, Đồng Tiến, Hòa Nam, Hòa Phú.
Cũng theo ông Thịnh, tuyến đê Tả Đáy do không thường xuyên làm nhiệm vụ chống lũ nên chứa đựng rất nhiều ẩn họa. Mặt khác, do công trình Đậy Đáy có chu trình đóng mở cửa rất chậm nên khi có xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ rất lớn.
Chi cục đã có văn bản báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân thành phố về tình hình vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn huyện Ứng Hòa; đề nghị sở, thành phố chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện có những biện pháp hữu hiệu để xử lý, ngăn chặn vi phạm, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều. Song đến nay, tình hình vi phạm vẫn chưa được khắc phục.
“Một phần trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương bởi địa phương không xử lý triệt để ngay từ khi phát hiện vi phạm. Bây giờ việc xử lý là vô cùng khó khăn,” ông Thịnh cho hay.
“Gậy” chưa đủ mạnh?
Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 129/2007/NĐ-CP qui định xử phạt hành chính về đê điều. Đây là văn bản pháp lý qui định rõ các chế tài xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm đê điều.
Tiếp đó, tháng 3 năm nay, Nghị định số 04/2010/NĐ-CP qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống lụt bão đều bị xử phạt hành chính, tùy theo mức độ, tính chất của vụ việc.
Hai nghị định trên được coi như những “cây gậy” đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với các vi phạm về công trình đê điều, thủy lợi và phòng chống lụt bão. Thế nhưng thực tế cho thấy, trong thời gian qua, cơ quan có trách nhiệm và một số cấp chính quyền địa phương ở Hà Nội vẫn buông lỏng quản lý, chưa áp dụng triệt để các chế tài xử phạt để xử lý dứt điểm vi phạm, cùng với đó là sự đùn đẩy, đổ lỗi trách nhiệm lẫn nhau.
Hậu quả là vi phạm cũ không được xử lý đã phát sinh những vi phạm mới. Để rồi, năm nào thành phố cũng phải chi một khoản tiền không nhỏ cho việc giải tỏa vi phạm, duy tu đê điều, như năm 2010, ngân sách tu bổ đê điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp lên tới 10 tỷ đồng còn ngân sách thành phố cấp cũng tới hơn 19,34 tỷ đồng.
Mùa mưa bão năm 2010 đã đến gần, những biến đổi khí hậu và hệ lụy của nó là mưa lũ không theo quy luật và ngày càng khó lường. Dư luận không khỏi lo ngại về sự an toàn sống còn của đê điều Hà Nội./.
Anh Tùng (Vietnam+)