Ngày 30/7, hài cốt của 3 liệt sỹ hy sinh ở Trường Sa gồm Hoàng Đặng Hùng (sinh năm 1984), Phạm Văn Thế (sinh năm 1980) và Đỗ Khánh Hưng (sinh năm 1978) đã được các địa phương Hải Phòng, Khánh Hòa và Thái Bình và gia đình truy điệu trọng thể và an táng tại quê nhà.
Hôm nay căn nhà nhỏ của gia đình Trung Tá Hoàng Đức Tuấn trong khu tập thể Đổng Quốc Bình (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) đông hơn mọi khi bởi người thân, xóm giềng đến thắp nén hương cho đồng chí Hoàng Đặng Hùng.
Sau hơn 8 năm từ ngày hy sinh, hôm nay Trung tá Hoàng Đức Tuấn mới đưa được người con trai về đoàn tụ với gia đình. Nhìn di ảnh con trai trong làn khói nhang nghi ngút, người trung tá vốn đã quá dạn dày sương gió Hoàng Đức Tuấn không ngăn được dòng nước mắt ngậm ngùi.
Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội. Ông, bác và bố mẹ của liệt sỹ Hùng đều là sĩ quan quân đội. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Hùng đi bộ đội và làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn (Trường Sa).
Ngày 25/7/2004, không quản sóng lớn, anh Hùng quyết tâm cứu tàu và bất ngờ bị cơn lốc xoáy nhấn chìm xuống biển sâu. Mấy ngày sau, đồng đội mới tìm được thi thể của Hùng. Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng hy sinh khi mới 20 tuổi và cấp hàm hạ sĩ, khẩu đội trường.
Cùng về quê hương trên chuyến tàu từ Trường Sa với liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng còn hai liệt sỹ là Đỗ Khánh Hưng và Phạm Văn Thế.
Liệt sỹ Hưng hy sinh ngày 16/1/2005 khi đang làm nhiệm tại đảo Sơn Ca. Lúc đó, Hưng mới 25 tuổi và cấp bậc hạ sĩ, chiến sĩ rađa.
Liệt sỹ Hưng được gia đình chuyển về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Vĩnh Hòa (Nha Trang, Khánh Hòa).
Liệt sỹ Phạm Văn Thế, quê ở huyện Vũ Thư, Thái Bình. Liệt sỹ Thế hy sinh ngày 7/9/2006 khi đang làm nhiệm vụ ở đảo Trường Sa.
Lúc đó, liệt sỹ Thế 28 tuổi, cấp bậc trung úy và là trợ lí hậu cần. Khi trung úy Phạm Văn Thế lên đường ra quần đảo Trường sa làm nhiệm vụ thì người vợ mới cưới của anh đang mang thai đứa con đầu./.
Hôm nay căn nhà nhỏ của gia đình Trung Tá Hoàng Đức Tuấn trong khu tập thể Đổng Quốc Bình (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) đông hơn mọi khi bởi người thân, xóm giềng đến thắp nén hương cho đồng chí Hoàng Đặng Hùng.
Sau hơn 8 năm từ ngày hy sinh, hôm nay Trung tá Hoàng Đức Tuấn mới đưa được người con trai về đoàn tụ với gia đình. Nhìn di ảnh con trai trong làn khói nhang nghi ngút, người trung tá vốn đã quá dạn dày sương gió Hoàng Đức Tuấn không ngăn được dòng nước mắt ngậm ngùi.
Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội. Ông, bác và bố mẹ của liệt sỹ Hùng đều là sĩ quan quân đội. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Hùng đi bộ đội và làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn (Trường Sa).
Ngày 25/7/2004, không quản sóng lớn, anh Hùng quyết tâm cứu tàu và bất ngờ bị cơn lốc xoáy nhấn chìm xuống biển sâu. Mấy ngày sau, đồng đội mới tìm được thi thể của Hùng. Liệt sỹ Hoàng Đặng Hùng hy sinh khi mới 20 tuổi và cấp hàm hạ sĩ, khẩu đội trường.
Cùng về quê hương trên chuyến tàu từ Trường Sa với liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng còn hai liệt sỹ là Đỗ Khánh Hưng và Phạm Văn Thế.
Liệt sỹ Hưng hy sinh ngày 16/1/2005 khi đang làm nhiệm tại đảo Sơn Ca. Lúc đó, Hưng mới 25 tuổi và cấp bậc hạ sĩ, chiến sĩ rađa.
Liệt sỹ Hưng được gia đình chuyển về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Vĩnh Hòa (Nha Trang, Khánh Hòa).
Liệt sỹ Phạm Văn Thế, quê ở huyện Vũ Thư, Thái Bình. Liệt sỹ Thế hy sinh ngày 7/9/2006 khi đang làm nhiệm vụ ở đảo Trường Sa.
Lúc đó, liệt sỹ Thế 28 tuổi, cấp bậc trung úy và là trợ lí hậu cần. Khi trung úy Phạm Văn Thế lên đường ra quần đảo Trường sa làm nhiệm vụ thì người vợ mới cưới của anh đang mang thai đứa con đầu./.
Hoàng Ngọc (TTXVN)