Ăn thịt cá voi bị tăng nồng độ thủy ngân cơ thể

Nồng độ thủy ngân trong mẫu tóc của cư dân ở Taiji, Nhật, có tập quán ăn thịt cá voi, cao gấp 10 lần so với mức trung bình ở nước này.
Nồng độ thủy ngân trong những mẫu tóc của người dân ở thị trấn Taiji, tỉnhWakayama, Nhật Bản, vốn được biết đến với tập quán ăn thịt cá voi nhỏ săn bắtđược ven biển, cao gấp 10 lần so với mức trung bình ở nước này.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học trường Đại học Y khoaHokkaido, hiện tượng này có thể là do ăn thịt cá voi có nồng độ thủy ngân cao.

Kết quả xét nghiệm các mẫu tóc được thu từ 30 người đàn ông và 20 phụ nữ sốngtại thị trấn có dân số khoảng 3.400 người này cho thấy, nồng độ thủy ngân trungbình trong mẫu tóc của nam giới là 21,6/1 triệu (ppm) và trong mẫu tóc của phụnữ là 11,9 ppm, trong khi mức trung bình ở đàn ông và phụ nữ Nhật Bản là 2,55ppm và 1,43 ppm.

Nồng độ thủy ngân cao nhất được phát hiện trong mẫu tóc của một người đàn ông 50tuổi, lên đến 67,2 ppm. Còn trong mẫu tóc của 3 người, nồng độ thủy ngân đã vượtquá ngưỡng tiêu chuẩn 50 ppm mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra, ngưỡng đượccoi là chưa phát hiện thấy tác hại đối với sức khỏe con người.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cảnh báo rằng mức độ tích tụ thủy ngân ở một sốngười dân thị trấn Taigi đủ cao để gây ra những vấn đề về sức khỏe.

Nghiên cứu còn cho biết nồng độ thủy ngân cao trong các sản phẩm chế biến từnhững loài động vật biển có vú và cá ở khu vực này như cá voi, cá heo, cá ngừ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.