Sau 3 ngày xét xử (3, 4 và 5/1), vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em liên quan đến bị cáo Lê Bá Mai (sinh năm 1982, trú tại xã An Khương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước), người hai lần bị tuyên án tử hình và một lần trắng án đã chính thức khép lại vào sáng 5/1 với mức án chung thân.
Đây là mức án gây rất nhiều bất ngờ cho ngay cả bị cáo và gia đình cũng như gia đình nạn nhân, các cơ quan báo chí và dư luận trong và ngoài tỉnh Bình Phước.
Tại phiên tòa, đại diện các bên liên quan vẫn bảo vệ quan điểm từ đầu vụ án của mình.
Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Phước vẫn tiếp tục buộc tội Lê Bá Mai mức án tử hình cho hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em.
Luật sư bào chữa cho rằng Lê Bá Mai không phạm tội. Những lời khai trước đó của bị cáo là bị ép cung, mớm cung.
Nhận định tính chất vụ án, chủ tọa phiên tòa cho rằng hành vi bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, xâm hại trực tiếp đến danh dự nhân phẩm và quyền bảo vệ giáo dục của trẻ em. Khi thực hiện hành vi bị cáo nhận thức được tính nguy hiểm nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi để thỏa mãn thú tính.Nguy hiểm hơn, sau khi thực hiện xong hành vi hiếp dâm sợ Út tỉnh lại, bị cáo đã dùng quần cháu Út siết cổ cháu đến chết.
Hành vi của bị cáo đã gây đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân, gây căm phẫn cho xã hội, chủ yếu là cho đồng bào dân tộc.
Bị cáo thực hiện hành vi giết người tập trung vào nhiều tình tiết có khung tăng nặng, có thái độ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác. Ngoài ra, tại phiên tòa hôm nay, bị cáo không có thái độ thành khẩn.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng cho rằng bị cáo chưa có tiền án tiền sự trước đó, lại là lao động nghèo. Bên cạnh đó, vụ án cũng xảy ra quá lâu nên chỉ cần cách ly bị cáo khỏi đời sống xã hội không thời hạn là phù hợp với hành vi của bị cáo nên đã tuyên phạt mức án chung thân và buộc bồi thường cho gia đình nạn nhân 81 triệu đồng.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Phước, khoảng 6 giờ 30 ngày 12/11/2004, Mai đi rải phân cùng ông Trong. Sau khi về chòi, Mai lấy xe máy đi chống cháy.
Khi đến khu vực trồng cây tràm để chống cháy, Mai thấy Út (sinh năm 1993) và Hằng (sinh năm 1995 cùng trú tại ấp 1, xã An Khương, huyện Bình Long (cũ), tỉnh Bình Phước), đang mót củ sắn. Thấy vắng người nên Mai nảy sinh ý định giao cấu với Út.
Mai đã dụ dỗ và chở bé Út về hướng vườn mít của nhà ông Tuân (chủ nhà Mai làm thuê). Sau khi cưỡng hiếp bé Út xong, vì sợ bị lộ, Mai đã dùng chính quần của nạn nhân thắt cổ bé Út cho tới chết.
Như TTXVN đã đưa tin, trước đó, vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 3/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt bị cáo Mai mức án cao nhất là tử hình.
Sau đó không bao lâu, phiên phúc thẩm của Tòa án Nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tuyên án tử hình đối với Lê Bá Mai. Ngay lập tức, Mai và gia đình đã làm đơn kêu oan.
Cuối năm 2006, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước để điều tra lại.
Tháng 7/2010, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước tiếp tục mở phiên tòa xét xử vụ án Lê Bá Mai, nhưng phiên tòa này cũng không đi đến kết quả vì sự mâu thuẫn trong quá trình điều tra cũng như lấy lời khai, buộc Hội đồng xét xử phải trả lại hồ sơ để tiếp tục điều tra lại.
Tuy nhiên, sau nhiều lần điều tra, kiểm chứng lại, ngày 30/11/2010, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Phước vẫn giữ nguyên lập trường đề nghị mức án cao nhất dành cho Lê Bá Mai.
Trong phiên tòa sơ thẩm mới đây ngày 18, 19, 20 và 24/5/2011, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước đã cho rằng không có đủ cơ sở cũng như chứng cứ để buộc tội Lê Bá Mai. Vì vậy, Hội đồng xét xử đã tuyên trả tự do cho bị cáo Mai ngay tại phiên tòa.
Ngay sau đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Phước kháng nghị lên Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị buộc tội đối với bị cáo Lê Bá Mai.
Đến ngày 19/6/2012, Tòa án Nhân dân tối cao tiếp tục mở phiên xét xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm, xét xử lại theo quy định chung./.
Đây là mức án gây rất nhiều bất ngờ cho ngay cả bị cáo và gia đình cũng như gia đình nạn nhân, các cơ quan báo chí và dư luận trong và ngoài tỉnh Bình Phước.
Tại phiên tòa, đại diện các bên liên quan vẫn bảo vệ quan điểm từ đầu vụ án của mình.
Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Phước vẫn tiếp tục buộc tội Lê Bá Mai mức án tử hình cho hai tội giết người và hiếp dâm trẻ em.
Luật sư bào chữa cho rằng Lê Bá Mai không phạm tội. Những lời khai trước đó của bị cáo là bị ép cung, mớm cung.
Nhận định tính chất vụ án, chủ tọa phiên tòa cho rằng hành vi bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, xâm hại trực tiếp đến danh dự nhân phẩm và quyền bảo vệ giáo dục của trẻ em. Khi thực hiện hành vi bị cáo nhận thức được tính nguy hiểm nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi để thỏa mãn thú tính.Nguy hiểm hơn, sau khi thực hiện xong hành vi hiếp dâm sợ Út tỉnh lại, bị cáo đã dùng quần cháu Út siết cổ cháu đến chết.
Hành vi của bị cáo đã gây đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân, gây căm phẫn cho xã hội, chủ yếu là cho đồng bào dân tộc.
Bị cáo thực hiện hành vi giết người tập trung vào nhiều tình tiết có khung tăng nặng, có thái độ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác. Ngoài ra, tại phiên tòa hôm nay, bị cáo không có thái độ thành khẩn.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng cho rằng bị cáo chưa có tiền án tiền sự trước đó, lại là lao động nghèo. Bên cạnh đó, vụ án cũng xảy ra quá lâu nên chỉ cần cách ly bị cáo khỏi đời sống xã hội không thời hạn là phù hợp với hành vi của bị cáo nên đã tuyên phạt mức án chung thân và buộc bồi thường cho gia đình nạn nhân 81 triệu đồng.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Phước, khoảng 6 giờ 30 ngày 12/11/2004, Mai đi rải phân cùng ông Trong. Sau khi về chòi, Mai lấy xe máy đi chống cháy.
Khi đến khu vực trồng cây tràm để chống cháy, Mai thấy Út (sinh năm 1993) và Hằng (sinh năm 1995 cùng trú tại ấp 1, xã An Khương, huyện Bình Long (cũ), tỉnh Bình Phước), đang mót củ sắn. Thấy vắng người nên Mai nảy sinh ý định giao cấu với Út.
Mai đã dụ dỗ và chở bé Út về hướng vườn mít của nhà ông Tuân (chủ nhà Mai làm thuê). Sau khi cưỡng hiếp bé Út xong, vì sợ bị lộ, Mai đã dùng chính quần của nạn nhân thắt cổ bé Út cho tới chết.
Như TTXVN đã đưa tin, trước đó, vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 3/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt bị cáo Mai mức án cao nhất là tử hình.
Sau đó không bao lâu, phiên phúc thẩm của Tòa án Nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tuyên án tử hình đối với Lê Bá Mai. Ngay lập tức, Mai và gia đình đã làm đơn kêu oan.
Cuối năm 2006, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước để điều tra lại.
Tháng 7/2010, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước tiếp tục mở phiên tòa xét xử vụ án Lê Bá Mai, nhưng phiên tòa này cũng không đi đến kết quả vì sự mâu thuẫn trong quá trình điều tra cũng như lấy lời khai, buộc Hội đồng xét xử phải trả lại hồ sơ để tiếp tục điều tra lại.
Tuy nhiên, sau nhiều lần điều tra, kiểm chứng lại, ngày 30/11/2010, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Phước vẫn giữ nguyên lập trường đề nghị mức án cao nhất dành cho Lê Bá Mai.
Trong phiên tòa sơ thẩm mới đây ngày 18, 19, 20 và 24/5/2011, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Phước đã cho rằng không có đủ cơ sở cũng như chứng cứ để buộc tội Lê Bá Mai. Vì vậy, Hội đồng xét xử đã tuyên trả tự do cho bị cáo Mai ngay tại phiên tòa.
Ngay sau đó, Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Phước kháng nghị lên Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị buộc tội đối với bị cáo Lê Bá Mai.
Đến ngày 19/6/2012, Tòa án Nhân dân tối cao tiếp tục mở phiên xét xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm, xét xử lại theo quy định chung./.
Đậu Tất Thành (TTXVN)