Anh có tỷ lệ người mắc lao cao nhất khu vực Tây Âu

London được mệnh danh là "thủ đô của những người nhiễm lao," và tỷ lệ người mắc bệnh lao ở Anh hiện ở mức cao nhất trong khu vực Tây Âu.
Tỷ lệ người mắc bệnh lao(TB) ở Anh hiện ở mức cao nhất trong khu vực Tây Âu và London đang phải "vậtlộn" để hạn chế tình trạng này khi được mệnh danh là "thủ đô của những ngườinhiễm lao."

Dữ liệu này hiện đã được Cơ quan Y tế của chính phủ Anh Public Health England(PHE) công bố trong ngày 22/8.

Theo PHE, nếu tình trạng lây nhiễm tiếp diễn, trong vòng hai năm nữa Anh sẽ có tỷlệ bệnh nhân lao hàng năm cao hơn so với Mỹ.

Trong năm 2012, Anh có hơn 8.750 trường hợp nhiễm lao, hoặc tương đương khoảng14/100.000 dân số, thấp hơn một chút so với năm 2011 nhưng đủ cao để đặt nướcnày vào danh sách những quốc gia trong khu vực chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất từ cănbệnh này.

Giám đốc PHE Paul Cosford cho biết bệnh lao đã trở thành một vấn nạn sức khỏenghiêm trọng trong cộng đồng người dân Anh, đặc biệt là tại London và giữa cộngđồng người dễ bị lây bệnh.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của PHE hiện nay là tăng cường kiểm soát cácbệnh lây nhiễm và bệnh phổi kháng thuốc, sớm đưa việc điều trị các căn bệnh nàytrở nên phổ biến và hiệu quả trong cộng đồng.

Trong một phát biểu, ông Cosford cho biết sẽ quyết tâm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễmlao và sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ các địa phương trong khu vực vượt qua đượcgánh nặng y tế này.

Theo báo cáo của PHE, London là nơi chịu ảnh hưởng từ bệnh lao tồi tệ nhất tạiAnh, trong năm 2012 số người nhiễm lao ở thủ đô này lên đến 3.426 người, chiếm40% tổng số người nhiễm lao trong cả nước.

Thường bị hiểu sai như là một căn bệnh trong quá khứ và không nguy hiểm, bệnhlao trong thực tế đã gây tổn thất tới chi phí y tế trực tiếp hàng năm lên tớihơn 500 triệu euro (670 triệu USD) tại các nước châu Âu và tiêu tốn thêm 5,3 tỷeuro trong tổn thất năng suất lao động./.

Thạch Thảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bí kíp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bí kíp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày An toàn thực phẩm thế giới được thông qua nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm và kêu gọi hành động để đảm bảo thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe.