Ngày 9/3, các nhà khoa học hàng đầu thuộc Viện Hàn lâm Xã hội Hoàng gia Anh (RS), cảnh báo nước Anh đang phải đối mặt với nguy cơ của một thập kỷ kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy giảm nếu như không có sự đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực nghiên cứu, vốn là một trong số ít lĩnh vực thực sự giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế Anh.
Các nhà khoa học cho rằng những lợi thế công nghệ hiện nay của Anh có thể sẽ tụt hậu so với Mỹ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, vì những nước này đã đẩy mạnh đầu tư cho khoa học để thúc đẩy nền kinh tế của họ.
Theo các nhà khoa học, nguy cơ tụt hậu là do Chính phủ của Thủ tướng Gordon Brown đã thiếu nhiệt tình trong việc đầu tư cho lĩnh vực khoa học nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế vừa qua, thậm chí Chính phủ Anh còn cắt giảm 600 triệu bảng (910 triệu USD) ngân sách của các trường đại học trong khi các nước khác đang đổ tiền vào lĩnh vực này.
Điển hình như Pháp đã cam kết đầu tư 35 tỷ euro (48 tỷ USD) cho nền "kinh tế tri thức," Đức dự kiến đầu tư thêm 12 tỷ euro từ ngân sách liên bang cho giáo dục và nghiên cứu từ nay đến năm 2013.
Theo ông Martin Taylor, đứng đầu nhóm soạn thảo báo cáo về tương lai khoa học Anh thuộc RS, trong lịch sử nhân loại, công nghệ mới đã thúc đẩy phát triển kinh tế mà các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng số là những minh chứng rõ nét. Mặt khác, Anh đã luôn nằm trong top hai nước có nền khoa học hàng đầu trong suốt 350 năm qua, do đó các chính trị gia cần nhận ra sự cần thiết đầu tư cho lĩnh vực lợi thế cạnh tranh này thay vì cắt giảm ngân sách.
Bản báo cáo với tựa đề "Thế kỷ khoa học: đảm bảo sự thịnh vượng của chúng ta trong tương lai," mới được công bố đã nhận định khoa học là nền tảng cho các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời đánh giá rằng ghi nhận về những sáng chế của Anh trong thời gian qua là tương đối tốt, nhưng cũng không vững chắc.
Số bằng phát minh được cấp cho các trường đại học Anh đã tăng 136% trong giai đoạn từ năm 2000-2008, một phần các phát minh này đã được thương mại hóa, góp phần tạo ra thêm 14.000 việc làm và khoảng 1,1 tỷ bảng thu nhập cho nền kinh tế trong năm 2007-2008.
Tuy nhiên, báo cáo cũng phản ánh điểm yếu của Anh trong việc tăng ngân sách cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong năm 2007, ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học của Anh chỉ vào khoảng 1,14% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 1,9% và ở Đức là 1,8%.
Cựu Bộ trưởng Khoa học Anh Davit Sainsbury, thành viên nhóm soạn thảo báo cáo trên, cho rằng chi phí nhân công của Anh quá cao nên không thể cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ về lĩnh vực này mà chỉ có thể cạnh tranh dưới góc độ sự thành thạo và tay nghề cao của lực lượng lao động. Do đó, khoa học và các sáng chế phải trở thành nền tảng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế./.
Các nhà khoa học cho rằng những lợi thế công nghệ hiện nay của Anh có thể sẽ tụt hậu so với Mỹ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, vì những nước này đã đẩy mạnh đầu tư cho khoa học để thúc đẩy nền kinh tế của họ.
Theo các nhà khoa học, nguy cơ tụt hậu là do Chính phủ của Thủ tướng Gordon Brown đã thiếu nhiệt tình trong việc đầu tư cho lĩnh vực khoa học nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế vừa qua, thậm chí Chính phủ Anh còn cắt giảm 600 triệu bảng (910 triệu USD) ngân sách của các trường đại học trong khi các nước khác đang đổ tiền vào lĩnh vực này.
Điển hình như Pháp đã cam kết đầu tư 35 tỷ euro (48 tỷ USD) cho nền "kinh tế tri thức," Đức dự kiến đầu tư thêm 12 tỷ euro từ ngân sách liên bang cho giáo dục và nghiên cứu từ nay đến năm 2013.
Theo ông Martin Taylor, đứng đầu nhóm soạn thảo báo cáo về tương lai khoa học Anh thuộc RS, trong lịch sử nhân loại, công nghệ mới đã thúc đẩy phát triển kinh tế mà các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng số là những minh chứng rõ nét. Mặt khác, Anh đã luôn nằm trong top hai nước có nền khoa học hàng đầu trong suốt 350 năm qua, do đó các chính trị gia cần nhận ra sự cần thiết đầu tư cho lĩnh vực lợi thế cạnh tranh này thay vì cắt giảm ngân sách.
Bản báo cáo với tựa đề "Thế kỷ khoa học: đảm bảo sự thịnh vượng của chúng ta trong tương lai," mới được công bố đã nhận định khoa học là nền tảng cho các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời đánh giá rằng ghi nhận về những sáng chế của Anh trong thời gian qua là tương đối tốt, nhưng cũng không vững chắc.
Số bằng phát minh được cấp cho các trường đại học Anh đã tăng 136% trong giai đoạn từ năm 2000-2008, một phần các phát minh này đã được thương mại hóa, góp phần tạo ra thêm 14.000 việc làm và khoảng 1,1 tỷ bảng thu nhập cho nền kinh tế trong năm 2007-2008.
Tuy nhiên, báo cáo cũng phản ánh điểm yếu của Anh trong việc tăng ngân sách cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong năm 2007, ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học của Anh chỉ vào khoảng 1,14% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 1,9% và ở Đức là 1,8%.
Cựu Bộ trưởng Khoa học Anh Davit Sainsbury, thành viên nhóm soạn thảo báo cáo trên, cho rằng chi phí nhân công của Anh quá cao nên không thể cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ về lĩnh vực này mà chỉ có thể cạnh tranh dưới góc độ sự thành thạo và tay nghề cao của lực lượng lao động. Do đó, khoa học và các sáng chế phải trở thành nền tảng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế./.
(TTXVN/Vietnam+)