Theo phóng viên TTXVN tại London, Bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt vừa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng gần một triệu người cao tuổi ở Xứ sở Sương mù đang phải sống trong cảnh cô đơn, bệnh tật, đồng thời khuyến nghị nước Anh nên học tập mô hình xã hội châu Á, nơi mối ràng buộc xã hội giữa người già với người trẻ gắn kết chặt chẽ hơn.
Phát biểu tại Hội nghị Giúp đỡ người già và trẻ em quốc gia (NCAS), ông Hunt nhấn mạnh nước Anh đang có quá nhiều người phải sống trong trại dưỡng lão hoặc sống một mình mà ở độ tuổi này họ cần đến sự quan tâm, chăm sóc và gần gũi của con cái nhất.
Ông cũng bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ của mình về truyền thống con cái phụng dưỡng bố mẹ già ở châu Á và kêu gọi nước Anh nên học tập mô hình xã hội này.
Theo Bộ trưởng Hunt, sự cô đơn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần của con người mà còn tác động xấu tới sức khỏe ngang với việc hút 15 điếu thuốc/ngày. Sự cô đơn còn nguy hại hơn bệnh béo phì vì nó có nguy cơ cao hơn gây ra các bệnh tim mạch, máu vón cục và tâm thần phân liệt.
Phát biểu của Bộ trưởng Y tế Jeremi Hunt được xem như phản ứng đầu tiên của chính phủ về cuộc thảo luận gây tranh cãi xung quanh trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng người cao tuổi đang ngày một nhiều hơn ở Anh.
Tại hội nghị có sự tham gia của đông đảo tổ chức từ thiện này, bà Caroline Abrahams, giám đốc quỹ từ thiện Age UK, cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Hunt rằng “cần phải có một sự thay đổi chấn động về quan điểm đối với người già và tuổi già ở Anh.”
Tuy nhiên, bà quan ngại rằng việc ngân sách các địa phương bị cắt giảm đang làm trầm trọng thêm vấn đề cô đơn của người già bởi vì do ngân sách bị cắt giảm, nhiều dịch vụ hỗ trợ người già như các câu lạc bộ ăn trưa đã bị ngừng hoạt động.
Bà Abrahams cho rằng mỗi người Anh đều có thể góp phần làm dịu tình trạng cô đơn bằng cách dành thời gian nhiều hơn cho bố mẹ già, bạn bè và hàng xóm, nhưng chính phủ cũng phải có biện pháp đảm bảo ngân sách cho các dịch vụ chăm sóc xã hội./.
Phát biểu tại Hội nghị Giúp đỡ người già và trẻ em quốc gia (NCAS), ông Hunt nhấn mạnh nước Anh đang có quá nhiều người phải sống trong trại dưỡng lão hoặc sống một mình mà ở độ tuổi này họ cần đến sự quan tâm, chăm sóc và gần gũi của con cái nhất.
Ông cũng bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ của mình về truyền thống con cái phụng dưỡng bố mẹ già ở châu Á và kêu gọi nước Anh nên học tập mô hình xã hội này.
Theo Bộ trưởng Hunt, sự cô đơn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần của con người mà còn tác động xấu tới sức khỏe ngang với việc hút 15 điếu thuốc/ngày. Sự cô đơn còn nguy hại hơn bệnh béo phì vì nó có nguy cơ cao hơn gây ra các bệnh tim mạch, máu vón cục và tâm thần phân liệt.
Phát biểu của Bộ trưởng Y tế Jeremi Hunt được xem như phản ứng đầu tiên của chính phủ về cuộc thảo luận gây tranh cãi xung quanh trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng người cao tuổi đang ngày một nhiều hơn ở Anh.
Tại hội nghị có sự tham gia của đông đảo tổ chức từ thiện này, bà Caroline Abrahams, giám đốc quỹ từ thiện Age UK, cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Hunt rằng “cần phải có một sự thay đổi chấn động về quan điểm đối với người già và tuổi già ở Anh.”
Tuy nhiên, bà quan ngại rằng việc ngân sách các địa phương bị cắt giảm đang làm trầm trọng thêm vấn đề cô đơn của người già bởi vì do ngân sách bị cắt giảm, nhiều dịch vụ hỗ trợ người già như các câu lạc bộ ăn trưa đã bị ngừng hoạt động.
Bà Abrahams cho rằng mỗi người Anh đều có thể góp phần làm dịu tình trạng cô đơn bằng cách dành thời gian nhiều hơn cho bố mẹ già, bạn bè và hàng xóm, nhưng chính phủ cũng phải có biện pháp đảm bảo ngân sách cho các dịch vụ chăm sóc xã hội./.
(TTXVN)