Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 21/11 dẫn lời Thủ tướng Najib Tun Razak cho biết, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hy vọng lập trường của Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có thể biến thành sự sẵn sàng tham gia vào đàm phán với ASEAN nhằm giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông.
Phát biểu với báo giới Malaysia sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị liên quan tại Phnom Penh, ngày 20/11, Thủ tướng Najib nói rằng tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chỉ ra COC là một phần mở rộng hợp lý của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Theo Thủ tướng Najib, phương pháp tiếp cận trước tiên của khối ASEAN sẽ là bất cứ khi nào Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về COC, về cơ chế trong triển khai thực hiện DOC được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002. Sau đó, sẽ là sự khởi đầu của phần đàm phán phức tạp, cố gắng đàm phán để giải quyết những khu vực tranh chấp. Nếu ASEAN có thể khiến cho Trung Quốc bắt tay vào thảo luận chính thức với ASEAN về COC, đó sẽ là một bước đi tích cực đúng hướng và là động thái xây dựng lòng tin rất mạnh mẽ mà các bên sẽ cùng thực hiện để hướng tới.
Thủ tướng Malaysia cho biết chủ quyền ở Biển Đông là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong khu vực vì căng thẳng đôi khi bùng lên giữa một số bên tranh chấp.
Trong số các bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia, bốn nước thành viên ASEAN sẽ bước vào đàm phán trong một nhóm, nhưng đàm phán về tranh chấp chủ quyền sẽ phải trên cơ sở từng nước./.
Phát biểu với báo giới Malaysia sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị liên quan tại Phnom Penh, ngày 20/11, Thủ tướng Najib nói rằng tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chỉ ra COC là một phần mở rộng hợp lý của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Theo Thủ tướng Najib, phương pháp tiếp cận trước tiên của khối ASEAN sẽ là bất cứ khi nào Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về COC, về cơ chế trong triển khai thực hiện DOC được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002. Sau đó, sẽ là sự khởi đầu của phần đàm phán phức tạp, cố gắng đàm phán để giải quyết những khu vực tranh chấp. Nếu ASEAN có thể khiến cho Trung Quốc bắt tay vào thảo luận chính thức với ASEAN về COC, đó sẽ là một bước đi tích cực đúng hướng và là động thái xây dựng lòng tin rất mạnh mẽ mà các bên sẽ cùng thực hiện để hướng tới.
Thủ tướng Malaysia cho biết chủ quyền ở Biển Đông là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong khu vực vì căng thẳng đôi khi bùng lên giữa một số bên tranh chấp.
Trong số các bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia, bốn nước thành viên ASEAN sẽ bước vào đàm phán trong một nhóm, nhưng đàm phán về tranh chấp chủ quyền sẽ phải trên cơ sở từng nước./.
(Vietnam+)