Ngày 15/11 tại Bali, Indonesia đã diễn ra Hội nghị về xúc tiến chính sách cạnh tranh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), do Ban Thư ký ASEAN phối hợp với Nhóm chuyên gia về cạnh tranh của ASEAN (AEGC) và Ủy ban Giám sát cạnh tranh kinh doanh của Indonesia (KPPU) tổ chức, với sự đồng tài trợ của Hiệp hội Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Chương trình làm việc hợp tác kinh tế khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Khoảng 200 đại biểu, gồm các quan chức chính phủ, quốc hội, nhà kinh doanh, chính trị gia, học giả... từ các nước ASEAN và ngoài ASEAN tham dự.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Thương mại Indonesia, Bayu Krisnamurthi đã nhấn mạnh đến mối liên quan mật thiết giữa chính sách cạnh tranh và chính sách thương mại.
Theo ông Krisnamurthi, chính sách thương mại nếu không song hành với chính sách cạnh tranh thích hợp có thể dẫn đến cạnh tranh thị trường tự do, gây thiệt hại cho thị trường và thương mại trong nước. Do vậy, chính sách cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có của những thỏa thuận thương mại tự do, đồng thời hỗ trợ tự do hóa thương mại và tăng sức cạnh tranh của một quốc gia.
Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Pushpanathan Sundram cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách cạnh tranh trong việc khuyến khích cạnh tranh kinh doanh lành mạnh, tạo lập một sân chơi bình đẳng, giảm tình trạng lạm dụng hay thông đồng, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế quốc gia và giữa các quốc gia.
Hội nghị đã trao đổi ý kiến và nghe 30 bản tham luận về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, quan hệ giữa cạnh tranh và thương mại, thúc đẩy các chính sách cạnh tranh hỗ trợ thương mại.../.
Khoảng 200 đại biểu, gồm các quan chức chính phủ, quốc hội, nhà kinh doanh, chính trị gia, học giả... từ các nước ASEAN và ngoài ASEAN tham dự.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Thương mại Indonesia, Bayu Krisnamurthi đã nhấn mạnh đến mối liên quan mật thiết giữa chính sách cạnh tranh và chính sách thương mại.
Theo ông Krisnamurthi, chính sách thương mại nếu không song hành với chính sách cạnh tranh thích hợp có thể dẫn đến cạnh tranh thị trường tự do, gây thiệt hại cho thị trường và thương mại trong nước. Do vậy, chính sách cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có của những thỏa thuận thương mại tự do, đồng thời hỗ trợ tự do hóa thương mại và tăng sức cạnh tranh của một quốc gia.
Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Pushpanathan Sundram cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách cạnh tranh trong việc khuyến khích cạnh tranh kinh doanh lành mạnh, tạo lập một sân chơi bình đẳng, giảm tình trạng lạm dụng hay thông đồng, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế quốc gia và giữa các quốc gia.
Hội nghị đã trao đổi ý kiến và nghe 30 bản tham luận về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, quan hệ giữa cạnh tranh và thương mại, thúc đẩy các chính sách cạnh tranh hỗ trợ thương mại.../.
(TTXVN/Vietnam+)