Kể từ năm 2012, ba nước Đông Bắc Á và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến dự trữ tổng cộng khoảng 800.000 tấn gạo/năm để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp.
Theo nhật báo Nikkei, tại hội nghị sắp tới ở thủ đô Jakarta (Indonesia), các bộ trưởng nông nghiệp của ASEAN và ba nước đối tác là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ ký thỏa thuận về việc thực hiện chương trình dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR) để cứu trợ lương thực một cách nhanh chóng cho các nước thành viên bị thiên tai tàn phá nặng nề.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, APTERR sẽ yêu cầu Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc mỗi nước dự trữ từ 150.000 đến 300.000 tấn gạo, trong khi các nước thành viên ASEAN phải dự trữ tổng cộng từ 80.000 đến 100.000 tấn.
Các đại diện của 13 nước này sẽ nhóm họp để quyết định phương thức cung cấp gạo trong trường hợp thiên tai như động đất, sóng thần và núi lửa phun trào tàn phá một nước trong khu vực và nước đó cần đến cứu trợ lương thực. Sau đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ chuyển hạn ngạch gạo của mình tới nước cần cứu trợ.
Trong giai đoạn 2004-2010, ASEAN+3 đã xây dựng hệ thống dự trữ gạo thử nghiệm. Nhật Bản đã chuyển gạo tới các nước như Philippines và Campuchia.
Sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 ở Nhật Bản, Indonesia, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, và một số nước khác thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất và sóng thần quy mô lớn đã kêu gọi nhanh chóng thành lập hệ thống dự trữ gạo này./.
Theo nhật báo Nikkei, tại hội nghị sắp tới ở thủ đô Jakarta (Indonesia), các bộ trưởng nông nghiệp của ASEAN và ba nước đối tác là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ ký thỏa thuận về việc thực hiện chương trình dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR) để cứu trợ lương thực một cách nhanh chóng cho các nước thành viên bị thiên tai tàn phá nặng nề.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, APTERR sẽ yêu cầu Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc mỗi nước dự trữ từ 150.000 đến 300.000 tấn gạo, trong khi các nước thành viên ASEAN phải dự trữ tổng cộng từ 80.000 đến 100.000 tấn.
Các đại diện của 13 nước này sẽ nhóm họp để quyết định phương thức cung cấp gạo trong trường hợp thiên tai như động đất, sóng thần và núi lửa phun trào tàn phá một nước trong khu vực và nước đó cần đến cứu trợ lương thực. Sau đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ chuyển hạn ngạch gạo của mình tới nước cần cứu trợ.
Trong giai đoạn 2004-2010, ASEAN+3 đã xây dựng hệ thống dự trữ gạo thử nghiệm. Nhật Bản đã chuyển gạo tới các nước như Philippines và Campuchia.
Sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3 ở Nhật Bản, Indonesia, nước hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN, và một số nước khác thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất và sóng thần quy mô lớn đã kêu gọi nhanh chóng thành lập hệ thống dự trữ gạo này./.
(Vietnam+)